Phú Quốc luôn là “thiên đường du lịch biển” nổi tiếng với cả du khách trong nước và nước ngoài. Tuy nhiên, nếu chưa từng đi tới đây bao giờ, bạn có biết Phú Quốc ở đâu không?
Quán ngon Bãi Sao Phú Quốc - Nhà hàng hải sản Oanh
Ghẹ tươi ngon tại nhà hàng Oanh tại Bãi Sao Phú Quốc
Quán ăn ngon gần Bãi Sao Phú Quốc này cách bãi biển khoảng 4km, sở hữu không gian rộng rãi và rất đông khách. Nhà hàng hải sản Oanh chuyên phục vụ các loại hải sản tươi ngon và cơm. Đến với nhà hàng hải sản Oanh du khách sẽ được thưởng thức nhiều loại hải sản tươi ngon và được tuyển chọn kỹ lưỡng, cùng với cách chế biến đậm đà. Món ăn nổi tiếng nhất tại nhà hàng phải kể tới cua Cà Mau và cá nâu. Về giá cả đồ ăn tại nhà hàng Oanh được đánh giá là hợp lý và tương đương như những quán hải sản khác trong khu vực. Cụ thể, gỏi cá trích có giá dao động khoảng 150.000đ/đĩa, cơm chiên ghẹ là 120.000đ/đĩa, cá bớp là 400.000đ/đĩa, gỏi càng cua biển 150.000đ/đĩa.
Thiên đường biển đảo đẹp hoang sơ
Không phải tự nhiên Phú Quốc có biệt danh là “thiên đường du lịch biển”. Những bãi biển trên đảo Phú Quốc đều có điểm chung là vẻ đẹp nguyên sơ, giống như một thiên đường với làn nước biển xanh trong vắt, bờ cát trắng mịn dài thênh thang và hàng cây dừa xanh mướt chạy dọc theo bờ biển.
Bãi sao Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Danh sách những bãi biển tuyệt đẹp ở Phú Quốc không ngừng được mở rộng với những cái tên nổi tiếng như Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Trường, Bãi Khem, Bãi Rạch Vẹm, Bãi Gành Dầu,… Trong số đó, có những bãi biển đã được xếp vào danh sách những bãi biển đẹp nhất thế giới.
Khi nói về ẩm thực của “đảo ngọc”, không thể không nhắc đến những món ăn đặc trưng từ hải sản Phú Quốc như gỏi cá trích, nhum biển nướng, còi biên mai nướng muối ớt, ghẹ Hàm Ninh luộc chấm muối tiêu chanh, ốc hương nướng,… Đồng thời, nhiều đặc sản khác của Phú Quốc như nước mắm cá cơm, rượu sim, ngọc trai Phú Quốc, nấm tràm, hải sâm, hồ tiêu,… cũng là những mặt hàng mà du khách thường tìm mua làm quà sau chuyến đi.
Ghẹ Hàm Ninh đặc sản Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Với số lượng du khách đến Phú Quốc để tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí và trải nghiệm tăng lên mỗi năm, hệ thống lưu trú tại “đảo ngọc” này đã được đầu tư và xây dựng với nhiều loại hình sản phẩm đa dạng, chất lượng cao cùng với hàng loạt tiện ích dịch vụ cao cấp.
Thị trấn Hoàng Hôn Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Khi đến Phú Quốc, bạn sẽ dễ dàng tìm thấy nơi lưu trú phù hợp, từ những nhà nghỉ giá rẻ cho đến các khu nghỉ dưỡng tiêu chuẩn quốc tế. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính, du khách có thể lựa chọn nơi lưu trú phù hợp nhất cho mình.
Phần lớn người dân ở Phú Quốc là ngư dân, sống nhờ vào nghề đánh bắt hải sản, nên tính cách và cuộc sống của họ luôn giản dị và mộc mạc. Khi du khách đặt chân đến đảo, người Phú Quốc luôn đón tiếp bằng sự ấm áp, chu đáo và tận tâm. Đây chính là một trong những yếu tố khiến du khách muốn trở lại “đảo ngọc”.
Vẻ đẹp giản dị của con người Phú Quốc (Nguồn ảnh: Internet)
Bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn đặc sản do chính tay người dân địa phương chế biến, lắng nghe những câu chuyện về cuộc sống của ngư dân, tìm hiểu về những quy trình làm nghề truyền thống như chế biến nước mắm hay trồng hồ tiêu,…, hoặc tham gia trải nghiệm câu mực đêm cùng với ngư dân.
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn biết được Phú Quốc ở đâu và vì sao bạn nên đến khám phá đảo ngọc này. Nếu bạn đang có kế hoạch đi du lịch Phú Quốc trong thời gian tới thì đừng ngần ngại liên hệ tới tổng đài 1900 0055 của Vietluxtour để được tư vấn chi tiết về lịch trình cũng như nhận ưu đãi nhé!
Những quán ăn ngon gần Bãi Sao Phú Quốc sẽ là điểm dừng chân lý tưởng mà bạn không nên bỏ qua để lấp đầy dạ dày sau khi đã nạp "vitamin sea”. Vậy đó là những quán ăn nào, địa chỉ ở đâu? Joy's Holiday sẽ chia sẻ kinh nghiệm du lịch Phú Quốc cùng với giới thiệu một số nhà hàng và quán ăn ngon tại Bãi Khem mà bạn nên tham khảo.
Phú Quốc ở đâu? Giới thiệu về lịch sử đảo Phú Quốc
Phú Quốc ở đâu, thuộc tỉnh nào, diện tích bao nhiêu và lịch sử hình thành & phát triển ra làm sao, thời tiết khí hậu,.... hãy cùng xem bài giới thiệu về đảo Phú Quốc để có cái nhìn tổng quát hơn về hòn đảo lớn nhất Việt Nam và cũng là thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam nhé!
Các trang blog du lịch đánh giá đảo Phú Quốc “là định nghĩa về thiên đường”. Bãi biển cát trắng, làn nước xanh biếc và những rặng dừa trải dài tạo cho du khách cảm giác thanh bình, yên tĩnh. Ít có một địa chỉ du lịch nào mà thiên nhiên hội tụ, giao hòa lạ lùng như thế. Phú Quốc hấp dẫn cả bởi cảnh sắc, con người và vật phẩm thiên nhiên. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hòn đảo thú vị này nhé!
Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang, là thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam. Thành phố Phú Quốc nằm ở Phía Tây Nam của tổ quốc và nằm trong vinh Thái Lan, diện tích khoảng 589km², trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông. Giờ đây thì bạn đã biết Phú Quốc ở đâu rồi phải không nào?
Tổng diện tích Phú Quốc khoảng 589km², là thành phố đảo đầu tiên tại Việt Nam và cũng là hòn đảo có diện tích lớn nhất của Việt Nam. TP. Phú Quốc gồm 2 phường (Dương Đông, An Thới) và 7 xã (Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu).
Phú Quốc hay còn được mệnh danh là Đảo Ngọc, là hòn đảo lớn nhất của Việt Nam, cũng là đảo lớn nhất trong quần thể 22 đảo tại đây, nằm trong vịnh Thái Lan. Đảo Phú Quốc cùng với các đảo khác tạo thành thành phố đảo Phú Quốc trực thuộc tỉnh Kiên Giang. Toàn bộ thành phố đảo có tổng diện tích 589,23 km² (theo thống kê số liệu đất năm 2005), xấp xỉ diện tích đảo quốc Singapore. Phường Dương Đông, tọa lạc ở phía tây bắc, là thủ phủ của thành phố đảo. Phú Quốc nằm cách thành phố Rạch Giá 120 km và cách thị xã Hà Tiên 45 km. Đảo Phú Quốc nằm trong vịnh Thái Lan, phía tây nam của Việt Nam, Phú Quốc trải dài từ vĩ độ: 9°53′ đến 10°28′độ vĩ bắc và kinh độ: 103°49′đến 104°05′độ kinh đông. Trước đây Phú Quốc được chia thành 8 xã, 2 thị trấn là: Thị trấn Dương Đông, Thị trấn An Thới, Xã Dương Tơ, Xã Cửa Cạn, Xã Gành Dầu, Xã Cửa Dương, Xã Bãi Thơm, Xã Hòn Thơm, Xã Hàm Ninh, Xã Thổ Châu. Nhưng từ khi lên thành phố, Phú Quốc được chi lại thành 2 phường và 7 xã, cụ thể: 2 phường là phường Dương Đông và An Thới, 7 xã gồm: Dương Tơ, Cửa Cạn, Gành Dầu, Cửa Dương, Bãi Thơm, Hàm Ninh, Thổ Châu (xã Hòn Thơm được sáp nhập vào An Thới).
Vùng biển Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó đảo Phú Quốc lớn nhất có diện tích 567 km² (56.700 hecta), dài 49 km, nơi rộng nhất (ở phía bắc đảo) 25 km, nơi hẹp nhất (ở phía nam đảo) 3km. Điểm cao nhất tới 603m (núi Chúa). Địa hình thiên nhiên thoai thoải chạy từ bắc xuống nam với 99 ngọn núi đồi. Phần các vùng biển quanh đảo nông có độ sâu chưa đến 10 m. Tuy nhiên, cụm đảo nhỏ của cảng An Thới bị ngăn cách hẳn với phần mũi phía nam của đảo Phú Quốc bởi một eo biển có độ sâu tới hơn 60 m.
Năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu (Mạc Kính Cửu), quê ở Lôi Châu tỉnh Quảng Đông, mang cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển cả, phái đoàn Mạc Cửu đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan. Sau khi dò hỏi và biết vùng đất này thuộc ảnh hưởng Chân Lạp, phái đoàn liền tìm đường đến Oudong xin tị nạn, nhưng lúc đó nội bộ Chân Lạp có loạn. Mạc Cửu gặp Nặc Ông Thu (Ang Sur, Jayajettha III) và ở lại hợp tác cho đến năm 1681. 1680, Mạc Cửu đã lập ấp rải rác từ Vũng Thơm, Trủng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau. Hà Tiên trở thành thương cảng quan trọng, thôn ấp định cư nằm sát mé biển, thuận tiện cho ghe thuyền tới lui, hoặc ở đất cao theo Giang thành, sông Cái Lớn, sông Gành Hào, Ông Đốc để canh tác.
Trước năm 1975 dân số trên đảo chỉ hơn 5000 người. Sau năm 1975, dân số trên đảo tăng lên nhanh chóng do hiện tượng di dân. Đến năm 2015, theo thống kê của tỉnh Kiên Giang dân cư sinh sống trên đảo đã lên đến trên 101.407 người, với mật độ dân số là 172 người/km².
Đến 1/4/2019, dân số của huyện Phú Quốc là 146.028 người, mật độ dân số đạt 247 người/km² với 75.862 người là dân thành thị. Hiện nay trên địa bàn huyện đảo Phú Quốc đã và đang hình thành một số khu đô thị mới khu đô thị InterContinental Phú Quốc, khu đô thị Bắc Dương Đông..
Do vị trí đặc điểm của Đảo Phú Quốc nằm ở vĩ độ thấp lại lọt sâu vào vùng vịnh Thái Lan, xung quanh biển bao bọc nên thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa. Khí hậu chia hai mùa rõ rệt, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 âm lịch đến tháng 4 âm lịch năm sau và mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 âm lịch đến tháng 10 âm lịch năm sau. Mùa khô: Đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió mùa Đông Bắc có cường độ tương đối mạnh, tốc độ gió trung bình 3,2 m/s. Khi gió Đông Bắc mạnh, tốc độ đạt từ 20 đến 24 m/s. Mùa khô có độ ẩm trung bình 78%. Nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Nhiệt độ trung bình khoảng 27 - 28 độ C. Mùa mưa: Đảo Phú Quốc là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, tốc độ gió trung bình 4,5 m/s. Mùa mưa mây nhiều, độ ẩm cao, từ 85 đến 90%. Lượng mưa trung bình là 414 mm/tháng. (Cả năm trung bình là 3000 mm). Trong khu vực Bắc đảo có thể đạt 4000 mm/năm; có tháng mưa kéo dài 20 ngày liên tục.
Từ “địa ngục trần gian” đến “Thiên đường nơi hạ giới” Phú Quốc từng được biết đến là một “địa ngục trần gian” với khu nhà tù mà thực dân Pháp đã cho xây dựng trong thời kỳ đô hộ Việt Nam. Nhà tù này khét tiếng về các đòn tra tấn hiểm độc và các “chuồng Cọp” trong thời gian Chiến tranh Việt Nam. Nếu đã một lần may mắn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ đầy quyến rũ mà hòn đảo lớn nhất Việt Nam này hiện đang sở hữu, bạn sẽ hiểu tại sao Phú Quốc luôn được gắn với cụm từ “thiên đường đảo ngọc”. Và hiểu vì sao du lịch Phú Quốc luôn nằm trong danh sách 10 điểm đến hấp dẫn nhất mà du khách quốc tế chọn lựa khi có cơ hội đặt chân lên dải đất hình chữ S xinh đẹp của chúng ta.
Đảo ngọc Phú Quốc vẫn giữ nguyên nét hoang sơ và bầu không khí tươi mát, trong lành dù lượng du khách ghé thăm ngày một thêm đông đảo. Không chỉ hút hồn khách du lịch bởi những Bãi Sao, Bãi Dài, Bãi Khem, mũi Gành Dầu, Dinh Cậu, suối Tranh, suối Đá Bàn, suối Đá Ngọn…, hòn đảo yên bình này còn sở hữu Vườn Quốc gia Phú Quốc, làng chài cổ Hàm Ninh, các nhà thùng sản xuất nước mắm đặc sản, xưởng chế tác ngọc trai hay những vườn hồ tiêu xanh bạt ngàn… Khu Dự trữ sinh quyển ven biển và biển đảo Kiên Giang (bao gồm cả huyện đảo này) đã được UNESCO công nhận là Khu Dự trữ sinh quyển thế giới vào năm 2006. Như viên ngọc bích giữa biển, Phú Quốc đang có tất cả thiên thời, địa lợi, nhân hòa… để trở thành một thiên đường nghỉ dưỡng. Tất cả đang tận tâm, tận lực để đảo ngọc nhanh chóng chuyển mình trở thành thiên đường du lịch, đặc khu kinh tế. Chia tay Phú Quốc trong lòng mỗi du khách vẫn còn lưu luyến về một thiên đường hạ giới giữa biển khơi muôn trùng.