Dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm Trần Cẩm Tú, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương trong 3 ngày 10, 11 và 19/01/2024 đã họp Kỳ thứ 35.
Đề nghị khai trừ đảng các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái
Bên cạnh trường hợp ông Lê Thanh Hải, một số nhân vật khác cũng bị kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật.
Theo đó, Bộ Chính trị và Ban Bí thư kết luận các vị trên đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước.
Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật khai trừ ra đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng.
Ban Bí thư cũng quyết định khai trừ đảng các ông Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
Trước đó, các ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, Phạm Thái Hà, Hồ Văn Điềm, Lê Tuấn Hồng, Nguyễn Văn Khước đều đã bị cơ quan công an khởi tố bị can, bắt tạm giam hoặc cấm đi khỏi nơi cư trú phục vụ điều tra trong các vụ án khác nhau.
Ông Lê Thanh Hải: Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?
Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề nghị kỷ luật các ông Lê Thanh Hải, Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái; đồng thời kỷ luật cảnh cáo các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong.
Hôm 14/5, Bộ Chính trị và Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.
Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị và Ban Bí thư nhận thấy Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng trên địa bàn, kéo dài qua các thời kỳ, gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ thiệt hại, thất thoát rất lớn tiền, tài sản của nhà nước và nguồn lực xã hội, để xảy ra các vụ án hình sự nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền thành phố.
Kết luận của Bộ Chính trị và Ban Bí thư cũng cho biết ông Lê Thanh Hải, cựu ủy viên Bộ Chính trị, bí thư Thành ủy, bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCM, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc.
Theo đó, ông Hải đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền TP HCM, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của nhà nước, để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền TP HCM.
Ông Hải không phải là cựu lãnh đạo duy nhất của TP HCM bị Bộ Chính trị và Ban Bí thư kỷ luật hoặc đề nghị kỷ luật lần này.
Các ông Lê Hoàng Quân, cựu ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCN; ông Nguyễn Thành Phong, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND TP HCM, cũng được xác định đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương và quy chế làm việc.
Tương tự ông Hải, các ông Quân và Phong cũng bị kết luận là đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của nhà nước, để xảy ra nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền TP HCM.
Từ các kết luận trên, Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy TP HCM nhiệm kỳ 2010-2015 cùng các ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong.
Bộ Chính trị cũng đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải.
Kỳ họp này được đánh giá là cực kỳ quan trọng đối với việc sắp xếp nhân sự cấp cao của Đảng và nhà nước.
Đồng thời, kỳ họp cũng sẽ có nội dung liên quan đến kỷ luật cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý.
Theo thông tin phía trên, trong khi các ông Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thành Phong nhận mức kỷ luật cảnh cáo từ Bộ Chính trị, thì ông Lê Thanh Hải lại bị Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét kỷ luật.
Tại sao lại có sự khác biệt này?
Ông Lê Thanh Hải từng là ủy viên Bộ Chính trị. Với tính chất, mức độ nghiêm trọng của vụ việc, quy trình kỷ luật ông Hải được thực hiện theo quy định dưới đây.
Cụ thể, khoản 1 Điều 11 Quy định 22-QĐ/TW quy định thẩm quyền của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm:
Như vậy, theo quy định trên, với trường hợp ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, ủy viên Bộ Chính trị, ủy viên Ban Bí thư vi phạm đến mức phải thi hành kỷ luật các mức cách chức hoặc khai trừ thì Bộ Chính trị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định.
Do đó, với trường hợp của ông Hải, khi Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương xem xét, quyết định thì có thể hiểu ông này sẽ chịu một trong hai mức kỷ luật cao nhất là cách chức hoặc khai trừ (trong thang kỷ luật đảng gồm bốn mức: khiển trách, cảnh cáo, cách chức, khai trừ).
Do ông Hải đã về hưu, mức kỷ luật cách chức đối với ông có thể được áp dụng theo hình thức tước bỏ các chức vụ từng nắm giữ trong quá khứ. Đây là một hình thức kỷ luật khá phổ biến trong chiến dịch "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây cũng là hình thức mà ông Hải từng một lần lãnh nhận vào năm 2020. Khi đó, ông đã bị cách chức nguyên bí thư Thành ủy TP HCM giai đoạn 2010-2015 liên quan tới vụ Thủ Thiêm.
Ông Hải cũng có thể chịu mức nặng nhất trong các hình thức kỷ luật đảng là khai trừ.
Ngoài kỷ luật đảng, các hình thức xử lý khác nếu có (chẳng hạn xem xét trách nhiệm hình sự) thì do pháp luật quy định.