Con cháu nay 16 tháng, nặng 9,5kg, cao 72cm. Hiện cháu đang bổ sung vitamind3k2mk7 vào buổi sáng. Trưa uống canxi hartus, chiều uống kẽm zinc. Ngoài các bữa ăn chính là cháo với cơm (ba bữa ăn trong ngày) thì cứ hai ngày cháu bổ sung 1 lần yến sào tự chưng, và phomai, sữa chua, hoa quả. Sữa 700ml/1 ngày. Bác sĩ cho cháu hỏi với chế độ như vậy thì cháu có cần phải hạn chế, hay bổ sung thêm gì không ạ?
Thịt chưa nấu chín, thịt sống/tái
Ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria và Salmonella.
Xúc xích, thịt nguội cũng là mối quan tâm. Bởi, những loại thịt này có thể bị nhiễm vi khuẩn khác nhau trong quá trình chế biến hoặc bảo quản. Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ các sản phẩm thịt chế biến trừ khi chúng hâm nóng lại.
Ăn trứng sống có thể bị nhiễm Salmonella có thể dẫn đến bệnh tật và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu. Thực phẩm thường chứa trứng sống bao gồm: Trứng chần, hollandaise sauce, salad, kem tự làm, bánh kem... Bà bầu nên nấu trứng kỹ hoặc sử dụng trứng tiệt trùng.
Thịt nội tạng là một nguồn tuyệt vời cung cấp sắt, đồng, vitamin B12, và vitamin A. Để ngăn ngừa độc tính vitamin A và đồng, phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn thịt nội tạng không quá một lần một tuần.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine ở mức 200 mg mỗi ngày (tức khoảng 2-3 tách cà phê). Bởi vì, lượng caffeine cao trong thai kỳ có thể hạn chế sự phát triển của thai nhi và gây ra cân nặng khi sinh thấp.
Bầu bầu hạn chế sử dụng caffeine
Rau mầm có thể bị nhiễm salmonella. Do hạt cần môi trường ẩm ướt để phát triển và đây cũng là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Vì lý do này, phụ nữ mang thai nên tránh hoàn toàn rau mầm. Tuy nhiên, bà bầu có thể sử dụng rau mầm khi được nấu chín.
Bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh đậm
Bông cải xanh và các loại rau có lá màu xanh đậm như cải xoăn, rau bina... chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà bà bầu cần. Chúng cung cấp cả chất xơ, vitamin C, vitamin K, vitamin A, canxi, sắt, folate và kali. Hơn nữa, bông cải xanh và rau có lá xanh đậm rất giàu chất chống oxy hoá. Chúng cũng chứa các hợp chất có nguồn gốc thực vật có lợi cho hệ thống miễn dịch và tiêu hoá.
Do hàm lượng chất xơ cao những loại rau này có tác dụng giúp ngăn ngừa táo bón - đây là vấn đề rất phổ biến ở phụ nữ mang thai. Thêm vào đó, tiêu thụ các loại rau này có liên quan đến việc giảm nguy cơ sinh nhẹ cân.
Thịt bò, thịt lợn và thịt gà là nguồn protein chất lượng cao. Hơn nữa, thịt bò và thịt lợn cũng rất giàu sắt, choline và các vitamin nhóm B. Tất cả những chất dinh dưỡng này đều cần thiết cho phụ nữ mang thai.
Sắt là một chất khoáng thiết yếu được sử dụng bởi các tế bào hồng cầu như một phần của huyết sắc tố. Nó rất quan trọng trong việc cung cấp oxy cho tất cả các tế bào trong cơ thể.
Phụ nữ mang thai cần nhiều sắt hơn vì lượng máu ở thời kỳ này sẽ ngày càng tăng. Cung cấp sắt đặc biệt quan trong trong giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Nồng độ sắt thấp trong 3 tháng đầu và 3 tháng giữa của thai kỳ có thể gây thiếu máu do thiếu sắt, có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ sinh non và nhẹ cân.
Vì vậy, cần cung cấp đủ lượng sắt cho bà bầu đồng thời sử dụng thêm thực phẩm giàu vitamin C để tăng hấp thu sắt từ các bữa ăn.
Các loại thịt cung cấp protein cho bà bầu
Dầu gan cá được làm từ gan của cá thường là cá tuyết. Dầu cá rất giàu acid béo omega-3 EPA và DHA cần thiết cho sự phát triển trí não và mắt của thai nhi. Ngoài ra, dầu cá cũng rất giàu vitamin D.
Lượng vitamin D thấp có liên quan đến tiền sản giật. Biến chứng nguy hiểm tiềm tàng này được đặc trưng bởi huyết áp cao, sưng tay và chân, protein trong nước tiểu.
Một khẩu phần dầu cá (15ml) cung cấp nhiều hơn lượng omega-3, vitamin D, và vitamin A được khuyến nghị hàng ngày. Nó sẽ không được khuyến khích tiêu thụ nhiều hơn một khẩu phần mỗi ngày. Vì quá nhiều A được tạo thành trước có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Bên cạnh đó, hàm lượng omega-3 cao cũng có thể làm loãng máu.
Quả mọng có chứa nhiều nước, carbs lành mạnh, vitamin C, chất xơ và chất chống oxy hoá. Chúng thường chứa lượng vitamin C cao giúp cơ thể hấp thụ sắt. Vitamin C cũng rất quan trọng đối với sức khỏe của da và chức năng miễn dịch.
Quả mọng có giá trị chỉ số đường huyết tương đối thấp vì thế chúng không gây ra đột biến lớn lượng đường trong máu.
Quả mọng cũng là món ăn nhẹ tuyệt vời. Vì chúng chứa cả nước và chất xơ. Chúng cung cấp hương vị và dinh dưỡng nhưng với lượng calo tương đối ít.
Ăn ngũ cốc nguyên hạt có thể giúp phụ nữ mang thai đáp ứng nhu cầu calo tăng cao đặc biệt là trong 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kỳ. Trái ngược với ngũ cốc tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất xơ, vitamin và các hợp chất thực vật khác.
Yến mạch và quinoa là một trong những loại ngũ cốc có chứa lượng protein vừa phải và quan trong trong quá trình mang thai. Ngoài ra, ngũ cốc nguyên hạt thường giàu vitamin nhóm B, chất xơ và magie. Tất cả những chất này đều thiếu trong khẩu phần ăn của phụ nữ mang thai.
Bơ là một loại trái cây khác với các trái cây khác bởi nó có chứa rất nhiều acid béo không bão hoà đơn. Ngoài ra, nó cũng là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin nhóm B (folate), vitamin K, kali, đồng, vitamin E và vitamin C. Do hàm lượng chất béo, folate, và kali tốt cho sức khoẻ nên bơ là lựa chọn tuyệt vời cho bà bầu.
Các chất béo lành mạnh trong bơ giúp xây dựng da, não và mô của thai nhi. Folate có thể giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh. Kali giúp giảm chuột rút ở chân-tác dụng phụ của thai kỳ đối với một số phụ nữ. Và một điều đặc biệt, bơ có hàm lượng kali cao hơn chuối.
Khi mang thai, lượng máu của bà bầu sẽ tăng lên. Do đó, điều quan trọng đối với phụ nữ mang thai cần phải giữ nước đúng cách. Các triệu chứng mất nước nhẹ bao gồm: đau đầu, lo lắng, mệt mỏi, tâm trạng xấu và giảm trí nhớ. Hơn nữa,, tăng lượng nước uống cho bà bầu có thể giúp giảm táo bón và giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu.
Trắc nghiệm: Chế độ dinh dưỡng 3 tháng đầu thai kỳ của mẹ bầu như thế nào?
3 tháng đầu được coi là giai đoạn phát triển quan trọng nhất của thai nhi. Để phát triển toàn diện, thai nhi cần được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, đặc biệt là các vi chất cần thiết. Làm bài trắc nghiệm dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bà bầu cao hơn khi chưa mang thai.
Nhu cầu về năng lượng và các chất dinh dưỡng cho bà bầu cao hơn khi chưa mang thai.
Sữa chưa tiệt trùng, phô mai, nước ép trái cây
Sữa tươi và phô mai chưa tiệt trùng có thể chứa một loạt vi khuẩn có hại, bao gồm Listeria, Salmonella, E. coli và Campylobacter. Điều tương tự cũng xảy ra đối với nước trái cây chưa tiệt trùng, cũng dễ bị nhiễm vi khuẩn.
Rượu có thể làm tăng nguy cơ sảy thai và thai chết lưu. Ngay cả với một lượng nhỏ nó cũng có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển trí não của bé. Ngoài ra, nó cũng có thể gây ra hội chứng rượu bào thai, liên quan đến dị tật khuôn mặt, khuyết tật tim và thiểu năng trí tuệ.
Rượu bia sẽ gây gây cho thai nhi
Sử dụng thực phẩm chế biến trong khi mang thai có thể làm tăng nguy cơ tăng cân quá mức, tiểu đường thai kỳ và các biến chứng.
Chế độ dinh dưỡng có vai trò quan trọng cho sự phát triển của thai nhi cũng như cho sức khỏe của người mẹ. Vì thế người mẹ cần duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học để hạn chế tối đa tình trạng bệnh lý xảy ra trong thai kỳ cũng như nguy cơ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.
Nguồn tham khảo: babycenter.com, healthline.com
Ăn uống đúng giờ cũng sẽ giúp hỗ trợ năng lượng phù hợp nhất cho cơ thể. Vậy bạn phải sắp xếp giờ ăn như thế nào sẽ hợp lý nhất, dưới đây là thời điểm ăn phù hợp nhất mà bạn cần tham khảo.
Bạn nên ăn bữa sáng trong vòng 30 phút – 1 giờ sau khi thức dậy. Bữa ăn sáng rất quan trọng để bổ sung thêm năng lượng và lượng đường trong máu của bạn sau giấc ngủ kéo dài 6-8 giờ. Điều đó sẽ giúp cơ thể giữ cho lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tạo cho bạn có khả năng chịu đựng nhiều năng lượng hơn.
Bạn cần ăn bữa ăn sáng trong vòng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ sau khi thức dậy. Những thực phẩm bạn nên ăn là: bột yến mạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây và rau quả.
Bạn nên ăn trưa vào khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ sau ăn sáng.
Nếu bạn ăn trưa muộn bạn sẽ khiến năng lượng cơ thể bị thiếu hụt. Những thực phẩm bạn nên dùng vào bữa trưa: các món ăn nhiều protein, đường – tinh bột phức, chất béo lành mạnh và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp cho bạn tất cả các năng lượng bạn cần để hoạt động trong 4-5 giờ đồng hồ tiếp theo.
Vào thời gian này, năng lượng được cung cấp từ thực phẩm của bữa trưa đã tiêu hao gần hết. Bổ sung dinh dưỡng vào thời điểm này sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả hơn vào cuối giờ chiều. Những thực phẩm bạn nên dùng: salad trái cây, sinh tố, các loại hạt, sữa chua trái cây và súp rau…
Bạn cần ăn tối trong vòng khoảng 2-3 giờ sau khi ăn bữa ăn nhẹ vào cuối buổi chiều muộn.
Bữa tối bạn nên ăn những thực phẩm tương tự như thực phẩm bạn ăn trong bữa trưa. Thực phẩm bạn nên ăn như: gạo, hoa quả, cá, thịt, trứng. Bạn cũng cần ăn trái cây và rau xanh để bổ sung cho cơ thể thêm vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết. Bữa ăn nhẹ trước khi ngủ 1 tiếng đồng hồ. Bạn nên ăn nhẹ vào khoảng 9h tối hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ.
Cuối bữa ăn nhẹ vào ban đêm, bạn cần ăn thêm bữa phụ có ít calo và chất dinh dưỡng. Những trái cây tươi, rau quả và sữa chua ít chất béo là những thực phẩm ăn đêm tốt nhất. Bạn nên tránh uống cà phê và thức uống giàu năng lượng mà nên thay vào đó là một ly nước lọc, sữa hoặc nước trái cây.
- Ăn 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày sẽ tốt hơn khi bạn ăn 3 bữa lớn, vì các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, nó lại giúp ổn định lượng đường trong máu liên tục trong ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa mệt mỏi, ợ nóng và những đột biến về lượng đường trong máu.
- Ăn 5 bữa ăn nhỏ hơn trong ngày cũng là phương pháp tuyệt vời để kiểm soát trọng lượng và độ bền năng lượng của cơ thể.
- Ngoài ra,bạn cần uống 6-8 ly nước lọc để phòng tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/
Ăn uống đúng giờ cũng sẽ giúp hỗ trợ năng lượng phù hợp nhất cho cơ thể. Vậy bạn phải sắp xếp giờ ăn như thế nào sẽ hợp lý nhất, dưới đây là thời điểm ăn phù hợp nhất mà bạn cần tham khảo.
Bạn nên ăn bữa sáng trong vòng 30 phút – 1 giờ sau khi thức dậy. Bữa ăn sáng rất quan trọng để bổ sung thêm năng lượng và lượng đường trong máu của bạn sau giấc ngủ kéo dài 6-8 giờ. Điều đó sẽ giúp cơ thể giữ cho lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tạo cho bạn có khả năng chịu đựng nhiều năng lượng hơn.
Bạn cần ăn bữa ăn sáng trong vòng 30 phút đến 1 giờ đồng hồ sau khi thức dậy. Những thực phẩm bạn nên ăn là: bột yến mạch, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, trái cây và rau quả.
Bạn nên ăn trưa vào khoảng 3 – 4 giờ đồng hồ sau ăn sáng.
Nếu bạn ăn trưa muộn bạn sẽ khiến năng lượng cơ thể bị thiếu hụt. Những thực phẩm bạn nên dùng vào bữa trưa: các món ăn nhiều protein, đường – tinh bột phức, chất béo lành mạnh và chất xơ. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết vì nó sẽ cung cấp cho bạn tất cả các năng lượng bạn cần để hoạt động trong 4-5 giờ đồng hồ tiếp theo.
Vào thời gian này, năng lượng được cung cấp từ thực phẩm của bữa trưa đã tiêu hao gần hết. Bổ sung dinh dưỡng vào thời điểm này sẽ giúp bạn làm việc có hiệu quả hơn vào cuối giờ chiều. Những thực phẩm bạn nên dùng: salad trái cây, sinh tố, các loại hạt, sữa chua trái cây và súp rau…
Bạn cần ăn tối trong vòng khoảng 2-3 giờ sau khi ăn bữa ăn nhẹ vào cuối buổi chiều muộn.
Bữa tối bạn nên ăn những thực phẩm tương tự như thực phẩm bạn ăn trong bữa trưa. Thực phẩm bạn nên ăn như: gạo, hoa quả, cá, thịt, trứng. Bạn cũng cần ăn trái cây và rau xanh để bổ sung cho cơ thể thêm vitamin, khoáng chất và các chất xơ cần thiết. Bữa ăn nhẹ trước khi ngủ 1 tiếng đồng hồ. Bạn nên ăn nhẹ vào khoảng 9h tối hoặc 1 giờ trước khi đi ngủ.
Cuối bữa ăn nhẹ vào ban đêm, bạn cần ăn thêm bữa phụ có ít calo và chất dinh dưỡng. Những trái cây tươi, rau quả và sữa chua ít chất béo là những thực phẩm ăn đêm tốt nhất. Bạn nên tránh uống cà phê và thức uống giàu năng lượng mà nên thay vào đó là một ly nước lọc, sữa hoặc nước trái cây.
- Ăn 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày sẽ tốt hơn khi bạn ăn 3 bữa lớn, vì các bữa ăn nhỏ trong ngày sẽ giúp bạn tiêu hóa dễ dàng hơn, nó lại giúp ổn định lượng đường trong máu liên tục trong ngày. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa mệt mỏi, ợ nóng và những đột biến về lượng đường trong máu.
- Ăn 5 bữa ăn nhỏ hơn trong ngày cũng là phương pháp tuyệt vời để kiểm soát trọng lượng và độ bền năng lượng của cơ thể.
- Ngoài ra,bạn cần uống 6-8 ly nước lọc để phòng tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.
Theo dõi fanpage của Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc để biết thêm thông tin bổ ích khác:
https://www.facebook.com/BenhvienHongNgoc/