Khách Du Lịch Trung Quốc Đến Việt Nam Năm 2022

Khách Du Lịch Trung Quốc Đến Việt Nam Năm 2022

Theo Cục quản lý xuất nhập cảnh quốc gia của Trung Quốc, nhờ nới lỏng du lịch xuyên biên giới, Trung Quốc đã ghi nhận gần 40 triệu lượt xuất nhập cảnh trong 2 tháng sau khi mở cửa biên giới từ ngày 8/1 - 7/3, tăng 112,4% so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi các chuyến bay quốc tế đến và đi từ Trung Quốc đã tăng vọt kể từ đó cuối năm 2022.

Trung Quốc mở cửa thí điểm du lịch theo đoàn đến Việt Nam đợt II (từ ngày 15/3/2023).

Theo Tổng cục Du lịch, thông tin trên đã được ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam thông báo với cơ quan này vào chiều 8/3, tại trụ sở của Tổng cục Du lịch ở Hà Nội.

Ông Bành Thế Đoàn cho biết, Việt Nam cũng sẽ là một trong số quốc gia được ưu tiên xem xét các chuyến bay thẳng, bỏ yêu cầu cung cấp kết quả xét nghiệm PCR trước 48 giờ, du khách nhập cảnh chỉ cần cung cấp kết quả xét nghiệm nhanh hoặc tổ chức xét nghiệm xác suất 2% .

Trước đó, ngày 6/2, Trung Quốc cho phép các công ty lữ hành thí điểm tổ chức tour du lịch quốc tế đến 20 nước trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia châu Á, nhưng không có Việt Nam.

Thông tin này khiến cộng đồng doanh nghiệp du lịch, lữ hành và dịch vụ trong nước sốt ruột sau quá trình dài chuẩn bị đón khách Trung Quốc trở lại. Ngay sau đó, các cấp, ngành tích cực trao đổi để thúc đẩy việc mở tour đoàn cho khách Trung Quốc sang Việt Nam.

Sau những nỗ lực của các cấp, các ngành hai bên trong việc giải quyết vấn đề trên, là tin vui của toàn ngành du lịch và người dân Việt Nam với mong muốn được tự do đi lại và du lịch sau thời gian dài dịch bệnh COVID-19 hoành hành. Hai bên sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ hơn nữa, cùng nhau thúc đẩy để du lịch hai nước phát triển lành mạnh, mang lại hiệu quả thực chất. Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa bày tỏ cảm ơn phía Trung Quốc đã lắng nghe và phối hợp với Việt Nam trong việc trao đổi, điều chỉnh chính sách và các hoạt động hợp tác du lịch.

Hình ảnh Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế Nguyễn Phương Hòa tại buổi tiếp và làm việc với ông Bành Thế Đoàn, Tham tán Văn hóa Đại sứ quán Trung Quốc tại Việt Nam. Ảnh: Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch)

Báo Công Dân và Khuyến Học dẫn lời Cục Hàng không Việt Nam cho biết, Trung Quốc đã dỡ bỏ các hạn chế với các chuyến bay quốc tế thường lệ từ ngày 8/1/2023, các hãng hàng không Việt Nam đều đã xây dựng kế hoạch khai thác thị trường này với các bước đi thận trọng, tập trung chủ yếu vào đối tượng khách công vụ, thương nhân, thăm thân và du học sinh. Dự kiến, lượng khai thác sẽ tăng dần khi đón được nguồn khách du lịch quốc tế Trung Quốc.

(TITC) - Tháng 12/2023 ngành du lịch Việt Nam đón 1,37 triệu lượt khách quốc tế. Tính chung cả năm 2023, tổng lượng khách quốc tế đạt 12,6 triệu lượt, gấp gần 3,5 lần so với năm 2022, vượt 57% mục tiêu ban đầu (8 triệu lượt) và đạt mục tiêu sau điều chỉnh (12-13 triệu lượt).

Xu hướng số lượng khách quốc tế qua các tháng là tăng dần đều, thể hiện xu hướng đang phục hồi về khách quốc tế. Đáng chú ý, 6 tháng cuối năm 2023 đều có trên 1 triệu khách đến Việt Nam, trong đó tháng 12 đạt lượng khách cao nhất với 1,37 triệu lượt.

Biểu đồ 1. Khách quốc tế theo tháng, năm 2019, 2022 và 2023 (nghìn lượt)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Hàn Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất

Hàn Quốc tiếp tục là thị trường gửi khách lớn nhất trong năm 2023 với gần 3,6 triệu lượt (chiếm 28% tổng lượng khách). Thị trường Trung Quốc đạt 1,7 triệu lượt, xếp ở vị trí thứ 2. Tổng 2 thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm 42% lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Đứng vị trí thứ 3 là Đài Loan với 851 nghìn lượt. Mỹ xếp thứ 4 với 717 nghìn lượt. Nhật Bản đứng vị trí thứ 5 với 590 nghìn lượt.

Tiếp theo là 3 thị trường Đông Nam Á: Thái Lan (489 nghìn lượt, thứ 6); Malaysia (470 nghìn lượt, thứ 7); Campuchia (402 nghìn lượt, thứ 8). Ấn Độ xếp ở vị trí thứ 9 (392 nghìn lượt); Úc xếp thứ 10 (390 nghìn). Ở châu Âu, 3 thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam gồm có: Anh (253 nghìn lượt), Pháp (215 nghìn lượt) và Đức (200 nghìn lượt).

So với năm 2019, Nga và Anh không còn nằm trong 10 thị trường hàng đầu Việt Nam, thay vào đó là Campuchia và Ấn Độ với sự tăng trưởng đột phá trong năm qua.

Biểu đồ 2. 10 thị trường gửi khách hàng đầu năm 2023 (nghìn lượt)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Một số thị trường phục hồi tích cực so với trước dịch

Lượng khách quốc tế đến Việt Nam năm 2023 đạt 70% so với năm 2019. Xét theo châu lục, thị trường khách từ châu Úc và châu Mỹ có mức phục hồi tốt nhất (99% và 93%); châu Âu (67%) và châu Phi (63%) phục hồi chậm. Châu Á mới đạt 68%.

Biểu đồ 3. Mức phục hồi so với năm 2019, theo châu lục (%)

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Một số thị trường lớn có mức độ phục hồi rất tốt: Mỹ (96%) Hàn Quốc (84%), Đài Loan (92%), Thái Lan (96%); Indonesia (99%). Đặc biệt, một số thị trường Đông Nam Á thậm chí đã cao hơn so với thời điểm trước dịch: Campuchia (176%); Lào (122%); Singapore (106%). Ở Nam Á, thị trường Ấn Độ cũng có sự phục hồi ấn tượng (231%).

Tín hiệu lạc quan cũng đến từ các thị trường chính ở châu Âu: Tây Ban Nha phục hồi tốt nhất với 91%; Đức đạt 88%; Anh đạt 80%; Pháp đạt 75%.

Dù vậy, thị trường truyền thống Trung Quốc mới đạt tỷ lệ phục hồi 30%. Ở thời điểm trước dịch, thị trường Trung Quốc chiếm gần 1/3 tổng lượng khách quốc tế đến Việt Nam. Thị trường Nga mới đạt 19% so với năm 2019. Một thị trường quan trọng khác của Việt Nam ở châu Á là Nhật Bản chỉ đạt mức 62%.

Biểu đồ 4. Mức phục hồi so với năm 2019 của một số thị trường

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu Tổng cục Thống kê

Lĩnh vực du lịch, dịch vụ là điểm sáng trong nền kinh tế

Theo Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội Quý IV và năm 2023 của Tổng cục Thống kê, năm 2023 khu vực dịch vụ đạt tăng trưởng 6,82%, đóng góp tới 62,29% trong tăng trưởng chung. Các hoạt động thương mại, du lịch duy trì đà tăng trưởng cao, đóng góp tích cực vào tăng trưởng của khu vực dịch vụ.

Trong bối cảnh khó khăn chung, năm 2023 lĩnh vực du lịch, dịch vụ thực sự là điểm sáng, có sự bứt phá tích cực, đóng góp quan trọng trong tăng trưởng kinh tế - xã hội đất nước.

Ngày 11/7, Đoàn công tác của Ban chỉ đạo (BCĐ) Tổng điều tra kinh tế Trung ương do đồng chí Nguyễn Trung Tiến, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, Ủy viên BCĐ Tổng điều tra Trung ương, Tổ trưởng Tổ thường trực Tổng điều tra Trung ương làm trưởng đoàn tiến hành giám sát công tác triển khai Tổng điều tra kinh tế giai đoạn 2 năm 2021 tại Vĩnh Phúc.