Rất nhiều cầu thủ Hàn Quốc phải lỡ dở sự nghiệp vì nghĩa vụ quân sự bắt buộc. Tuy nhiên, Son Heung-Min chỉ phải tham gia khóa huấn luyện 3 tuần.
Có những cách nào để Jin được miễn nghĩa vụ?
Tất cả công dân nam trong độ tuổi từ 18 tới 28 tại Hàn đều phải tham gia chương trình nghĩa vụ quân sự kéo dài từ 1,5 năm tới 2 năm, tùy vào đơn vị đóng quân. Quy định này là bắt buộc, và chưa có nam ca sĩ nhạc pop nào được miễn nghĩa vụ tại nước này.
Việc miễn nghĩa vụ quân sự chỉ diễn ra với hai nhóm đối tượng: vận động viên thể thao đạt huy chương cấp châu lục trở lên, và nghệ sĩ nhạc cổ điển đạt thành tích quốc tế. Là một nghệ sĩ đại chúng, Jin cùng những đồng nghiệp trong ngành công nghiệp giải trí không thuộc nhóm miễn trừ, bất kể các thành tựu của anh và BTS có đáng nể tới đâu.
Tuy nhiên, chính phủ Hàn Quốc đã từng tạo điều kiện cho Jin nói riêng và BTS nói chung trong vấn đề này. Vào năm 2020 khi Jin tới hạn nhập ngũ ở độ tuổi 28, chính phủ nước này thông qua một đạo luật đặc biệt mà nhiều người gọi là “luật BTS,” trong đó cho phép nghệ sĩ văn hóa đại chúng hoãn nhập ngũ tới độ tuổi 30 nếu nghệ sĩ đó thỏa mãn điều kiện quy định.
Việc miễn trừ, nếu có xảy ra, chỉ có thể tới từ một đạo luật mới do Quốc hội ban hành trong đó bổ sung nghệ sĩ giải trí vào danh sách có thể miễn trừ. Hoặc là vậy, hoặc Bộ Quốc phòng nước này sẽ phải ra một quyết định trực tiếp và riêng biệt cho trường hợp BTS.
Tại sao BTS lại được xét miễn nghĩa vụ?
Không phải tới BTS giới lập pháp và giới giải trí Hàn mới nói câu chuyện miễn trừ cho nghệ sĩ. Nhưng BTS là nhóm nhạc đầu tiên có đủ thành tựu và sức nặng khiến chính phủ Hàn nghiêm túc cân nhắc việc này. Lý do là bởi BTS đã thay đổi nhận thức quốc tế về Hàn Quốc cũng như âm nhạc và văn hóa Hàn.
Chỉ nội trong năm 2020, nhóm đã đạt nhiều thành tích đáng nể, không giới hạn trong lĩnh vực âm nhạc mà còn ở các lĩnh vực khác. BTS đã tới phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc, đóng góp một triệu đô cho phong trào Black Lives Matter, và phát biểu bên cạnh Beyonce, Taylor Swift, và vợ chồng Obama tại sự kiện trực tuyến.
Có thể nói rằng nói rằng BTS đang là đại sứ đưa hình ảnh và văn hóa Hàn Quốc ra thế giới. Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao, và Du lịch nước này từng nói rằng việc bắt BTS đi nghĩa vụ trong thời điểm tài năng chín muồi là không công bằng, và là một tổn thất lớn cho không chỉ người Hàn mà cả thế giới.
Tuy nhiên, các ý kiến phản đối không nghĩ như vậy. Nhiều người phản đối ngay từ khi “luật BTS” ra đời bởi họ coi luật là công cụ giúp những người nhiều tiền và nhiều quyền né nghĩa vụ. Bên cạnh đó, một số người cố tình diễn giải sự việc theo hướng BTS không muốn thực hiện nghĩa vụ, gây ra những lùm xùm không đáng có.
Tại sao nhóm nghệ sĩ đại chúng không được xét miễn nghĩa vụ?
Ban đầu, Hàn Quốc ban hành quy định miễn nghĩa vụ vừa như một phần thưởng cho những cá nhân xuất sắc, vừa để thúc đẩy sự phát triển của hai lĩnh vực nước này coi trọng là thể thao và âm nhạc cổ điển. Ở thời điểm ấy, ngành công nghiệp giải trí tại Hàn Quốc chưa phải là một ngành kinh tế mũi nhọn hay là trụ cột văn hóa như hiện nay.
Tranh luận về việc có hay không miễn nghĩa vụ cho BTS không có nghĩa là chính phủ nước này không coi trọng ngành công nghiệp giải trí. Thực ra, nó cho thấy rằng giới chức Hàn không biết phải giải quyết thế nào: họ hiểu tầm ảnh hưởng của BTS nhưng không thể đưa ra một bộ tiêu chí đánh giá phù hợp cho nhóm nghệ sĩ đại chúng.
Các tiêu chí miễn trừ của nhóm vận động viên và nghệ sĩ cổ điển đều rất rõ ràng: nếu bạn đạt giải đủ cao, bạn có tên trong danh sách miễn. Tiêu chí tương tự khó có thể áp dụng trong trường hợp của BTS: thế nào là giải hay thành tựu đủ cao? Top 1 Billboard đã đủ cao chưa? Phát biểu tại trụ sở Liên Hợp Quốc đã đủ cao chưa?
Bên cạnh đó, nhiều người cho rằng sự bổ sung này có thể gia tăng bất bình đẳng không chỉ trong giới giải trí, mà còn gây bất mãn với những công dân nam phải nhập ngũ. Cùng với vấn đề tiêu chí đã nêu trên, đây là những câu hỏi mà giới chức Hàn còn phải trăn trở.
Trường hợp nào được miễn nghĩa vụ quân sự?
Căn cứ vào khoản 1 và khoản 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019 thì tạm hoãn nghĩa vụ quân sự và miễn nghĩa vụ quân sự trong những trường hợp sau đây:
- Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
- Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
- Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
- Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
- Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
- Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
- Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
- Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
- Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
- Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
- Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Bên cạnh đó, nếu công dân thuộc trường hợp được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự nhưng không còn lý do tạm hõa nữa thì sẽ được gọi nhập ngũ.
Các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự
Căn cứ tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định các bệnh được miễn nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)
C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng
Như vậy, công dân đang trong độ tuổi gọi nhập ngũ nhưng mắc phải 01 trong các căn bệnh trên thì sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Bệnh nào được miễn nghĩa vụ quân sự? Khi nào khám nghĩa vụ quân sự? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 40 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định như sau:
Theo quy định nêu trên thì thời gian khám nghĩa vụ quân sự sẽ bắt đầu từ ngày 01/11 đến hết ngày 31/12 hằng năm. Do đó, thời gian khám nghĩa vụ quân sự trong năm 2024 sẽ là từ ngày 01/11/2024 đến hết ngày 31/12/2024.
Công dân cần theo dõi thông báo từ địa phương để biết cụ thể thời gian khám nghĩa vụ quân sự tại địa phương của mình.