Đối với khách hàng: Tân Việt luôn khẳng định thương hiệu “ Nâng tầm sản phẩm - Gánh trọn niềm tin ” bằng việc mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tuyệt vời, đa dạng, nghệ thuật nhằm đem lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
Phân tích mô hình PESTLE ngành dịch vụ cảng biển container tại Hải Phòng
Môi trường vĩ mô (hay môi trường xã hội) là tập hợp các yếu tố có ảnh hưởng đến các quyết định chiến lược và sự tồn tại trong dài hạn của doanh nghiệp. Theo kết quả điều tra đối với ngành Dịch vụ cảng container tại Hải Phòng, áp dụng lý thuyết mô hình PEST, mô hình PESTLE phân tích môi trường vĩ mô gồm các nhóm chính sau đây:
Kết quả khảo sát về tác động của môi trường chính trị đến hoạt động tại cảng đạt mức khá với 3,86/5 điểm. Môi trường chính trị Việt Nam bao gồm: chính trị, quan hệ quốc tế, tình hình tại Biển Đông trong mối quan hệ với dịch vụ cảng biển tại cảng được đánh giá khá ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh.
Về môi trường kinh tế tỉnh, kinh tế của TP Hải Phòng – Việt Nam ổn định và phục hồi tăng trưởng rõ nét, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2014 cao nhất trong 3 năm gần đây và gấp 1,47 lần bình quân chung của cả nước. Môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ rệt.
Môi trường kinh tế thời gian qua có nhiều tác động bất lợi đối với hoạt động tại cảng. Tuy nhiên, điều tra còn cho kết quả đáng ngạc nhiên với chỉ 1,43/5 điểm, tức tác động của yếu tố kinh tế đến hoạt động sản xuất kinh doanh tại cảng là không đáng kể. Từ năm 2009 đến năm 2014, sản lượng hàng hóa thông qua khu vực này đạt tốc độ CAGR là 14,6%, cao hơn tốc độ tăng trưởng của hệ thống cảng biển cả nước (8,1%).
Môi trường văn hóa xã hội, theo kết quả điều tra, có tác động đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại cảng, với điểm trung bình cao đạt 4,43/5 điểm. Chuyên sâu về lĩnh vực dịch vụ cảng biển, môi trường văn hóa xã hội liên quan cụ thể đến thương hiệu của công ty, xu hướng xã hội sử dụng dịch vụ cảng biển, an toàn lao động.
Kết quả điều tra cho thấy môi trường kỹ thuật công nghệ có tác động ở mức trung bình tới hoạt động của (3/5 điểm). Kết quả này có thể bị ảnh hưởng từ thực trạng áp dụng khoa học công nghệ còn kém hơn so với một số cảng trong khu vực, điển hình trong số những cảng có đổi mới mạnh mẽ về kỹ thuật công nghệ là Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn – một đơn vị chiếm lĩnh thị phần lớn trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh.
Theo kết quả điều tra, môi trường pháp lý có tác động mạnh cho hoạt động của các doanh nghiệp tại cảng, thể hiện qua điểm số trung bình đạt 4,57/5 điểm. Thời gian qua, quán triệt đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các bộ nghành không ngừng có những thay đổi cải tiến mạnh mẽ để tăng cường kiểm soát nhà nước trong một số lĩnh vực xuất hiện yêu cầu bức thiết.
Yếu tố công nghệ trong mô hình PEST
Công nghệ mới làm giảm chi phí, nâng cao chất lượng và dẫn đến sự đổi mới tiếp theo. Ngoài ra, các công nghệ, cải tiến kĩ thuật tạo ra các sản phẩm mới, quy trình mới. Mua sắm trực tuyến, mã hóa và máy tính hỗ trợ thiết kế cải tiến môi trường kinh doanh Những phát triển này có thể đem lại lợi ích cho người tiêu dùng cũng như đơn vị cung cấp sản phẩm.
Đầu tư nghiên cứu và phát triển: sự ra đời, phát triển của công nghệ vừa tạo ra những sản phẩm mới phù hợp hơn với người tiêu dùng nhưng đồng thời tăng sức cạnh tranh, tạo áp lực cho các doanh nghiệp. Càng đầu tư nghiên cứu cho công nghệ, doanh nghiệp càng có cơ hội để phát triển.
Vòng quay công nghệ: sự bùng nổ của công nghệ làm cho vòng quay công nghệ có xu hướng ngắn lại, làm tăng thêm áp lực từ các doanh nghiệp hiện hữu.
Bản quyền: bảo vệ bản quyền công nghệ giúp doanh nghiệp nắm vững bí quyết nghề nghiệp, tạo sự đột phá trong sản xuất dịch vụ, nắm được thành công cho doanh nghiệp.
Yếu tố chính trị trong mô hình PEST
Môi trường chính trị có ảnh hưởng trực tiếp tới nhiều lĩnh vực quan trọng của đời sống xã hội như giáo dục, lao động xã hội, nền tảng kinh tế, cơ sở hạ tầng. Một số yếu tố chính liên quan tới chính trị thuộc mô hình gồm:
Sự ổn định của chính trị: chủ yếu liên quan đến xung đột chính trị, ngoại giao của thể chế pháp luật. Thể chế ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh và ngược lại.
Mức độ can thiệp của Chính phủ: Chính phủ vừa là nhân tố kiểm soát, khuyến khích, tài trợ lại vừa là nhà cung cấp các dịch vụ công cho doanh nghiệp. Nắm bắt được mức độ can thiệp của chính phủ tới các lĩnh vực sẽ giúp doanh nghiệp hoạt động thuận lợi.
Pháp luật: Một số bộ luật như luật đầu tư, thuế, lao động, môi trường,… và các chính sách thương mại, phát triển ngành, điều tiết cạnh tranh, bảo vệ người tiêu dùng … tạo ra môi trường kinh doanh bình đẳng và phát triển bền vững. Doanh nghiệp hiểu rõ và chấp hành luật pháp sẽ tận dụng được các cơ hội từ các điều khoản pháp lý mang lại, đồng thời có những đối sách kịp thời, giảm thiệt hại do sự thiếu hiểu biết về pháp lý trong kinh doanh.
Yếu tố kinh tế trong mô hình PEST
Các yếu tố kinh tác động trực tiếp và liên tục tới quá trình hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp (Gillespie, 2007), cụ thể qua một số yếu tố sau:
Tăng trưởng kinh tế GDP: tăng trưởng thu nhập quốc dân cao hơn có thể thúc đẩy nhu cầu đối với sản phẩm của một công ty. Nền kinh tế tăng trưởng cao tạo nhiều cơ hội cho doanh nghiệp hơn là nền kinh tế đang đi xuống.
Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đoái: Một đồng tiền mạnh có thể làm cho xuất khẩu khó khăn hơn vì chúng làm tăng tỉ giá ngoại tê, tác động tới cán cân thương mại. Cán cân thương mại cũng tác động một phần tới đầu tư nước ngoài.
Định hướng thị trường: định hướng thị trường theo hướng tư bản hay xã hội chủ nghĩa ở từng quốc gia sẽ khiến các doanh nghiệp phải đi theo hướng đó.
Lãi suất và xu hướng lãi suất: lãi suất cao có thể cản trở đầu tư vì doanh nghiệp phải chi phí nhiều hơn cho việc vay vốn. Ngoài ra lãi suất cao khiến người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn là chi tiêu, do vậy nhu cầu tiêu dùng giảm xuống.
Lạm phát: Lạm phát có thể làm cho nhu cầu về tiền lương của người lao động tăng hơn, từ đó tăng chi phí cho doanh nghiệp. Lạm phát quá cao sẽ không khuyến khích tiết kiệm và tạo rủi ro lớn cho đầu tư còn giảm phát sẽ khiến cho nền kinh tế bị đình trệ.
Trình độ phát triển kinh tế: trình độ phát triển kinh tế cao tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển và ngược lại, trình độ phát triển kinh tế lạc hậu làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tồn tại.
Cơ sở hạ tầng và tài nguyên thiên nhiên: Đây là nền tảng cho đầu vào của doanh nghiệp. Cơ sở hạ tầng cao giúp doanh nghiệp thuận lợi phát triển. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào cung cấp nguyên liệu cho một số ngành mũi nhọn.
Nguồn gốc, tác giả mô hình PEST
Đầu năm 1960, mô hình PEST (Political, Economic, Social and Technological analysis) được xây dựng và áp dụng vào thực tiễn nhằm phân tích các yếu tố của môi trường vĩ mô trong quản trị chiến lược tổ chức.
Aguilar (1967) là người đầu tiên nghiên cứu về các công cụ và kĩ thuật trong phân tích môi trường vĩ mô ở bốn yếu tố: kinh tế, kĩ thuật, chính trị và văn hóa xã hội với tên gọi ban đầu là ETPS (Economic, Technological, Political, and Social environment).
Sau đó Arnold Brown xây dựng lại thành STEP (Strategic Trend Evaluation Process), mang ý nghĩa về cách thức đánh giá các xu hướng mang tính chiến lược.
Tuy nhiên, cho tới những năm 1970, mô hình PEST mới thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu và các nhà quản trị chiến lược, các doanh nghiệp, thông qua những tác động của nó tới hiệu quả của công tác đảm bảo các chiến lược môi trường.