VOH - Đồng ý đưa Thongdee về nhà là mưu kế của mẹ Weerachai, nhưng kế hoạch của người phụ nữ lớn tuổi này có thành công?
Du lịch sinh thái góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên
Không chỉ mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị và tuyệt vời về khám phát thiên nhiên, đáp ứng nhu cầu về giải trí, thám hiểm và nghỉ dưỡng mà du lịch sinh thái còn giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, các hệ sinh thái của con người. Đây là một tác động vô cùng tích cực và đóng một vài trò quan trọng trong việc tuyên truyền bảo vệ môi trường của du lịch sinh thái, góp phầm to lớn bảo vệ môi trường và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Không phải tự nhiên mà du lịch sinh thái còn có một tên gọi khác là “du lịch xanh”. Cái tên này đúng với cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi lẽ, khi tận dụng một cách hợp lí các nguồn lực tự nhiên mà không cần phải thi công nhiều công trình thỏa mãn các nhu cầu vui chơi giải trí của du khách nhưng lại kém thân thiện với môi trường thì du lịch sinh thái đã đóng góp một phần vào việc bảo vệ môi trường. Thêm vào đó, khi tham gia một chuyến du lịch sinh thái, du khách có cơ hội được khám phá và tìm hiểu thêm những vùng đất mới với các hệ sinh thái đa dạng. Từ đó, cảm thấy gần gũi hơn với thiên nhiên, yêu hơn môi trường tự nhiên, hiểu rõ hơn về sự tác động qua lại giữa các hệ sinh thái đối với nhau và đối với cuộc sống của con người.
Du lịch sinh thái giúp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cong người, giúp con người giải tỏa căng thẳng, tăng cường sức khỏe về cả mặt thể chất lẫn tinh thần. Du lịch sinh thái tác động vô cùng tích cực đến cộng đồng, nó góp phần làm giảm áp lực lên môi trường, hạn chế khai thác nguồn lực thiên nhiên phục vụ cho du lịch. Du lịch sinh thái cũng đã góp phần gìn giữ, bảo tồn và duy trì được vẻ đẹp hoang sơ nguyên bản của tự nhiên. Những chuyến du lịch sinh thái đã thực hiện rất tốt chức năng giáo dục của chúng. Điều này thực sự rất có ý nghĩa trong thời điểm hiện tại, khi mà môi trường đang bắt đầu có những dấu hiệu của sự suy thoái nặng nề, con người phải chịu ảnh hưởng của biến đổi khi hậu, đây là lúc mà du lịch sinh thái phát huy tốt nhất đóng góp của mình trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tóm lại, du lịch sinh thái là một mô hình du lịch vô cùng tiềm năng và mạng lại nhiều lợi ích. Những lợi ích của du lịch sinh thái không chỉ bao gồm lợi ích về kinh tế mà còn là những giá trị về văn hóa, xã hội và quan trọng nhất chính là những tác động tích cực đối với môi trường tự nhiên. Du lịch sinh thái thực sự đã đưa con người đến gần hơn với thiên nhiên để có thể hiểu nó, yêu quý và từ đó biết bảo vệ nó. Vì vây, cần phải có hướng phát triển đúng đắn và phù hợp, theo định hướng phát triển du lịch bền vững cho du lịch sinh thái để hạn chế tối đa những tác động tiêu cực và gia tăng lợi ích của chúng đối với cuộc sống của con người.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Hưng Yên là mảnh đất có truyền thống văn hiến, nơi sản sinh ra nhiều anh hùng hào kiệt, các nhà văn hóa lớn. Trong suốt quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, vùng đất Hưng Yên thời nào và lĩnh vực nào cũng có những nhân tài mà sử sách còn ghi như: Triệu Quang Phục, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trung Ngạn, Lê Hữu Trác, Nguyễn Thiện Thuật, Hoàng Hoa Thám, Đoàn Thị Điểm, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyễn Đình Nghị, Tô Ngọc Vân, Dương Bích Liên, Phạm Huy Thông, Nguyễn Công Tiễu, Nguyễn Bình,... Đặc biệt, trong lịch sử hiện đại, Hưng Yên có nhiều nhà chính trị nổi tiếng như đồng chí Nguyễn Văn Linh, đồng chí Lê Văn Lương...; các chiến sỹ anh hùng cách mạng như: Tô Hiệu, Bùi Thị Cúc... Đó là những người con ưu tú của Hưng Yên đã góp phần làm rạng danh quê hương, đất nước.
Sau khi tỉnh Hưng Yên được thành lập (1831), dưới thời Nguyễn, Nhân dân Hưng Yên hăng hái tham gia các cuộc đấu tranh chống phong kiến thực dân của Phan Bá Vành, Cao Bá Quát (1854), Lê Duy Cự (1854) và Cai Vàng (1862). Khi thực dân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai, nhà Nguyễn đầu hàng, Tướng quân Nguyễn Thiện Thuật (1844 - 1926) kháng lệnh triều đình, quyết tâm đánh Pháp. Nguyễn Thiện Thuật sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo ở xã Xuân Dục (thị xã Mỹ Hào). Ông đỗ Đình nguyên Tiến sỹ, làm đến chức Tán tương quân vụ tỉnh dưới triều Nguyễn. Ông làm quan thanh liêm, công minh. Cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy do Tướng quân Nguyễn Thiện Thuật lãnh đạo kéo dài từ năm 1883 đến năm 1890, trong đó giai đoạn đầu ông liên kết cùng Đinh Gia Quế thành lập căn cứ địa Bãi Sậy để chống Pháp. Tháng 9.1885, ông tổ chức lễ tế cờ khởi nghĩa và phát triển cuộc khởi nghĩa từ phạm vi một vài huyện mở rộng ra liên tỉnh, liên vùng và có ảnh hưởng sâu rộng tới các cuộc khởi nghĩa cùng thời ở Bắc kỳ và cả nước. Nguyễn Thiện Thuật cùng các tướng lĩnh, sỹ phu và tinh thần đoàn kết của Nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy là tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, sẵn sàng hy sinh quyết tâm đánh đuổi thực dân Pháp, để lại dấu ấn sâu sắc trong lịch sử dân tộc.
Người anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám, tên thật là Trương Văn Nghĩa, sinh năm 1845, quê ở làng Dị Chế, xã Dị Chế (Tiên Lữ). Ông là thủ lĩnh tiêu biểu của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên Thế - phong trào yêu nước chống Pháp lớn nhất, kéo dài nhất và ảnh hưởng sâu sắc nhất tới xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Ninh tháng 3.1884, Hoàng Hoa Thám gia nhập nghĩa binh của Lương Văn Nắm tức Đề Nắm. Tháng 4.1892, Đề Nắm bị Đề Sặt sát hại, Hoàng Hoa Thám trở thành thủ lĩnh tối cao của phong trào Yên Thế. Từ năm 1884 - 1894, quân Pháp xâm lược phải gánh nhiều thiệt hại nặng nề, điển hình là các trận đánh ở Thung Lũng, Hố Chuối năm 1890 và Đồng Hom năm 1892… Tuy nhiên, năm 1913, Hoàng Hoa Thám bị giặc sát hại. Cuộc khởi nghĩa tuy bị dập tắt song đã để lại một trang sử hào hùng về truyền thống, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta, đóng góp nhiều kinh nghiệm quý vào kho tàng lịch sử quân sự Việt Nam. Đặc biệt là những nét độc đáo về chiến tranh du kích về xây dựng lực lượng, căn cứ làng xã chiến đấu liên hoàn trên một địa bàn rộng khắp mà người giương cao ngọn cờ ấy là thủ lĩnh Hoàng Hoa Thám.
Đồng chí Nguyễn Bình (1908 - 1951) là Trung tướng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam được Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong quân hàm đầu năm 1948. Ông tên thật là Nguyễn Phương Thảo, sinh năm 1908 tại Bần An Phú, Yên Mỹ, Hưng Yên. Tên tuổi của Trung tướng Nguyễn Bình gắn liền với nhiều chiến công vang dội, trong đó có trận đánh đồn Bần Yên Nhân (ngày 12.3.1945) - Trận đánh du kích kiểu mẫu ở đồng bằng Bắc Bộ. Trận thắng ở đồn Bần Yên Nhân đã thổi bùng lên cao trào chống Nhật. Tháng 4.1945, Hội nghị quân sự cách mạng Bắc kỳ quyết định cả nước chia làm 7 chiến khu, Bắc bộ có 4 chiến khu, ông giữ chức Tư lệnh Đệ tứ chiến khu. Khi thực dân Pháp đánh chiếm trở lại toàn Nam Bộ, Nguyễn Bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh cử vào Nam để thống nhất các lực lượng vũ trang ở Nam Bộ. Với tính quyết đoán, sự khéo léo và tài năng thao lược quân sự, ông đã thu phục các đảng phái, nhóm, thống nhất, xây dựng lực lượng cách mạng để chống kẻ thù xâm lược chung. Đồng thời, chỉ huy chiến đấu đánh thắng quân địch nhiều trận lớn trên các chiến trường Nam Bộ, góp phần vào việc chỉnh đốn, xây dựng Ủy ban Kháng chiến hành chính Nam Bộ và củng cố Mặt trận Dân tộc thống nhất Nam Bộ. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Ngày 25.1.1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh phong ông quân hàm Trung tướng đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Linh, tên thật là Nguyễn Văn Cúc (còn gọi là Mười Cúc), sinh ngày 1.7.1915, quê gốc làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ. Xuất thân trong một gia đình yêu nước, sớm giác ngộ cách mạng, thấu hiểu cảnh đau khổ của đất nước lầm than, nô lệ, năm 1929, khi mới 14 tuổi, đồng chí đã tham gia hoạt động cách mạng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, đồng chí đã trải qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau ở nhiều địa phương và ở cơ quan Trung ương. Dù ở đâu, làm việc gì, đồng chí cũng đem hết trí tuệ, sức lực để cống hiến cho Đảng và Nhân dân… Tại Đại hội VI của Đảng (năm 1986), đồng chí Nguyễn Văn Linh được bầu làm Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng - người cầm lái công cuộc đổi mới trong bối cảnh hết sức khó khăn: Đất nước đang trong tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội, lạm phát phi mã; đời sống Nhân dân cực kỳ khó khăn; công cuộc cải tổ ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu lâm vào bế tắc, hệ thống xã hội chủ nghĩa đang đứng trước nguy cơ tan rã… Giữ trọng trách là Tổng Bí thư đầu tiên của thời kỳ đổi mới, đồng chí đã cùng tập thể Bộ Chính trị, BCH Trung ương Đảng đề ra đường lối đổi mới đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn ở Việt Nam; lãnh đạo, chỉ đạo nhạy bén, chủ động, khôn khéo, chèo lái con thuyền cách mạng vượt qua những khó khăn, có lúc hiểm nghèo, tiến hành công cuộc đổi mới thu được những kết quả bước đầu rất quan trọng, thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, từng bước cải thiện đời sống Nhân dân. Qua đó, đã tạo dựng được lòng tin của Nhân dân đối với sự nghiệp đổi mới, đối với Đảng, với chế độ xã hội chủ nghĩa; đồng thời chuẩn bị cơ sở lý luận và thực tiễn để Đảng ta vạch ra Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội vào năm 1991.
Do nhiệm vụ cách mạng nên ít có dịp về thăm quê hương Hưng Yên, nhưng đồng chí Nguyễn Văn Linh thường xuyên quan tâm theo dõi từng bước phát triển của quê hương. Trong những năm tháng xa quê, đồng chí có sáu lần về thăm và làm việc; ba lần viết thư, gửi điện về quê hương. Đồng chí luôn căn dặn, động viên và mong muốn Đảng bộ và Nhân dân quê nhà phát huy truyền thống cách mạng, tăng cường đoàn kết, làm tốt công tác xây dựng Đảng, đẩy mạnh việc phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân, nhất là chăm lo các gia đình chính sách...
Trải qua những thăng trầm của lịch sử, những người con ưu tú của quê hương tiếp tục tô thắm truyền thống văn hiến, cách mạng của quê hương xứ Nhãn, làm rạng danh quê hương, đất nước. Tên tuổi của họ với những thành tích, chiến công sẽ mãi mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam nói chung, của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Hưng Yên nói riêng.