Thu Hoạch Bằng Máy

Thu Hoạch Bằng Máy

Máy thu hoạch nông sản có nhiều loại như máy gặt đập liên hợp, máy kéo cỡ lớn, máy đóng kiện cỏ khô, máy hái quả, máy thu hoạch tổ hợp, máy nhổ củ, máy thu hoach thân cây

Giao dịch mua bán máy ảnh cũ tại MTcom có dễ dàng không?

Bạn sẽ không thể tìm kiếm được ở đâu giao dịch thu mua máy ảnh cũ dễ dàng hơn. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng từ định giá máy ảnh từ trước về trao đổi model máy, tính trạng máy để có thể nắm bắt qua về giá trị sản phẩm. Ngay sau khi được định giá sơ qua các bạn có thể qua cửa hàng để thực hiện mua bán một cách nhanh chóng và hiệu quả mà không cần mất thêm thời gian.

Với việc tối ưu quá trình mua bán tiếp theo là quá trình thanh toán. Sẽ ngay lập tức thanh toán tiền sản phẩm mà khách hàng đã bán cho  qua nhiều hinh thức như: thanh toán tiền mặt, thanh toán qua ngân hàng, thanh toán qua các ví điện tử,…

Cảm ơn các bạn khi đã đọc hết bài viết. Phía trên là tất cả những gì mà gửi tới các bạn những thông tin về thu mua máy ảnh cũ của. Với những chia sẻ về những dòng máy ảnh mà hiện tại 2Handland đang thu mua cũng như các chính sách và quy mô của chúng tôi. Nếu các bạn đang có nhu cầu muốn thanh lý lại chiếc máy ảnh của mình thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí 24/7 nhé.

Ngày 07/6/2013, trong khuôn khổ Dự án Sau thu hoạch lúa gạo ADB-IRRI-Việt Nam, Hội thảo “Thực trạng và giải pháp sau thu hoạch lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long” đã được tổ chức tại Trường Đại học Cần Thơ (ĐHCT). Hội thảo vinh dự đón tiếp đại biểu đến từ các cơ quan quản lý ngành các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), doanh nghiệp, nông hộ và các nhà khoa học từ các viện, trường.

Thực trạng sản xuất nông nghiệp theo quy mô nhỏ lẻ làm ảnh hưởng đến chất lượng nông sản nói chung và tình hình sản xuất lúa gạo nói riêng. Bên cạnh đó, giá cả bấp bênh gây không ít khó khăn đến đời sống bà con nông dân. Công tác thu hoạch và bảo quản theo cách làm truyền thống chưa được cải tiến cũng đã làm suy giảm đáng kể năng suất và chất lượng lúa gạo, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trong tình hình mới. Do đó, vấn đề cấp thiết đặt ra là phải tìm ra biện pháp giúp nâng cao năng suất và chất lượng lúa gạo nhằm đảm bảo lợi ích, gia tăng thu nhập và cải thiện đời sống nông dân cũng như nâng cao tính cạnh tranh của lúa gạo Việt Nam trên thị trường quốc tế.  Hội thảo đã tập trung thảo luận nhằm tìm ra giải pháp cho công tác sau thu hoạch lúa gạo vùng ĐBSCL đạt hiệu quả. Các đại biểu đã tích cực chia sẻ tham luận về các kết quả nghiên cứu ứng dụng với mong muốn đóng góp cho sự phát triển công tác sau thu hoạch vùng ĐBSCL.

Hội thảo “Thực trạng và giải pháp sau thu hoạch lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long” diễn ra tại Trường ĐHCT

Trong đó, các đại biểu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải tiến công tác sau thu hoạch, tiến hành cơ giới hóa các công đoạn bằng các loại máy móc chuyên dụng kỹ thuật cao với chức năng sấy, gặt đập liên hợp, công nghệ san phẳng laser,… Đồng thời, việc thí nghiệm thành công công nghệ sau thu hoạch tại những cánh đồng mẫu lớn liên kết với các doanh nghiệp cũng cho thấy lợi ích thiết thực của mô hình này.

Để gia tăng lợi ích kinh tế và nâng cao thu nhập cho bà con nông dân, cần tiến hành đa dạng hóa các loại sản phẩm từ lúa gạo và tận dụng các phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu cho việc sản xuất phân bón, nhiên liệu sinh học, trồng nấm, …. Các đại biểu cũng khẳng định, sự phát triển của ngành cơ khí nông nghiệp cho các giải pháp hạn chế tổn thất sau thu hoạch cũng đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, cần có các chính sách hỗ trợ thiết thực, riêng biệt giúp người nông dân tiếp cận được các tiến bộ kỹ thuật công nghệ trên thế giới; ngành công nghiệp cơ khí trong nước phải nỗ lực lớn để đáp ứng nhu cầu ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại của người nông dân để phát triển nông nghiệp.

Đặc biệt, vai trò quản lý của Nhà nước hỗ trợ công tác sau thu hoạch và việc ban hành các chính sách phát triển nông nghiệp, thúc đẩy sự hợp tác tích cực và hiệu quả giữa các doanh nghiệp với nhà nông để giảm tổn thất sau thu hoạch và đảm bảo sự công bằng về phân phối lợi ích trong phát triển kinh tế nông nghiệp. Song song đó, cần có những ràng buộc về khía cạnh chính sách, đảm bảo lợi ích cho nông dân, đảm bảo sự phát triển công bằng giữa nông dân và các bên liên quan cũng như tăng cường mối liên kết giữa nông dân và các doanh nghiệp mà hiện tại được đánh giá là chưa mạnh. Để góp phần phát triển nông nghiệp bền vững, các đại biểu nhất trí rằng, cần xây dựng mối liên kết chặt chẽ giữa nhà nước - nhà nông - nhà khoa học - nhà doanh nghiệp (bao gồm doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và doanh nghiệp thu mua lúa gạo đảm bảo đầu ra ổn định cho nông dân). Bên cạnh đó, cần có những gói hỗ trợ đặc thù về thu mua, tạm trữ trong những trường hợp cần thiết giúp nông dân ổn định đời sống,…

Thông qua Hội thảo, các đại biểu đã cùng chia sẻ và nắm bắt nhiều thông tin hữu ích về công tác sau thu hoạch để có hướng đi tiếp theo phù hợp nhằm tạo ra những bước đột phá về giải pháp sau thu hoạch, góp phần đảm bảo lợi ích của bà con nông dân vùng ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung. Chính sách phát triển nông nghiệp bền vững thân thiện với môi trường và xây dựng nông thôn mới được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm, đã đề ra những chương trình hành động cụ thể để nâng cao đời sống bà con nông dân và phát triển bền vững kinh tế nông nghiệp. Một trong những nỗ lực quan trọng trong thời gian qua là việc tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà khoa học, các nhà quản lý và doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận, cùng làm việc, tương tác với nông dân để hiểu rõ nhu cầu cũng như những khó khăn mà người nông dân gặp phải để nghiên cứu, thảo luận tìm ra giải pháp hiệu quả. Đặc biệt, Dự án ADB-IRRI 14&15, Hợp phần Sau thu hoạch “Giảm tổn thất sau thu hoạch và tăng thu nhập bằng lúa gạo chất lượng tốt hơn” được Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) hỗ trợ Viện Nghiên cứu Lúa Quốc tế (IRRI) và Việt Nam thực hiện từ năm 2009, bước đầu đã đóng góp thiết thực vào quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam. Mục tiêu của Dự án nhằm làm giảm thất thoát sau thu hoạch trong các chuỗi giá trị lúa gạo bằng cách nhân rộng các kỹ thuật và công tác quản lý cải tiến sau thu hoạch; tăng thu nhập cho nông hộ; hỗ trợ nâng cao năng lực hệ thống khuyến nông, khuyến công; tạo điều kiện góp ý về chính sách để lĩnh vực sau thu hoạch phát triển bền vững.

Trong đó, hoạt động Dự án phía Việt Nam do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh điều phối, được chia thành 05 vùng hoạt động theo địa lý, gồm:

- Đồng bằng sông Hồng và Thanh Hóa, do Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch chủ trì triển khai thực hiện;

- Miền Trung từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, do Trường Đại học Nông Lâm Huế chủ trì;

- Miền Trung từ Bình Định trở vào Đông Nam Bộ, do Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh chủ trì;

- ĐBSCL phía Bắc sông Hậu, do Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch chủ trì;

- ĐBSCL phía Nam sông Hậu, do Trường ĐHCT chủ trì thực hiện.

Các đại biểu thảo luận, chia sẻ thông tin tại Hội thảo

(Tin, ảnh: Trung tâm Thông tin và Quản trị mạng)