Người nổi tiếng theo ngày sinh: 12345678910111213141516171819202122232425262728293031 / 123456789101112 196419651966196719681969197019711972197319741975197619771978197919801981198219831984198519861987198819891990199119921993199419951996199719981999200020012002200320042005200620072008200920102011201220132014201520162017201820192020
Danh nhân nổi tiếng ở Nghệ An, of Vietnam
Bạn muốn tìm "Ai là người nổi tiếng ở tỉnh/ thành phố Nghệ An, nước Việt Nam?" Đây là danh sách người nổi tiếng tỉnh/ thành phố Nghệ An, of Vietnam được nguoinoitieng.tv cập nhật liên tục. Danh sách những người nổi tiếng sinh ra ở Nghệ An, nước Việt Nam, tuy vậy, danh sách này có thể chưa đủ hoặc chưa chính xác, nếu bạn thấy thông tin là chưa chính xác, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ. Từ khóa tìm kiếm Người nổi tiếng ở Nghệ An, nước Việt Nam. Người thành đạt/ Vĩ nhân/ danh nhân sinh ra ở tỉnh/ thành phố Nghệ An, of Vietnam
Quảng trường Hồ Chí Minh ở thành phố
Vị trí tỉnh Nghệ An trên bản đồ Việt Nam
Nghệ An là một tỉnh ven biển gần cực bắc vùng Bắc Trung Bộ, miền Trung của Việt Nam và là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước. Thủ phủ của tỉnh là thành phố Vinh.
Theo lịch sử, Nghệ An từng là thủ đô của 2 triều đại trong lịch sử Việt Nam :
Năm 670 – 723, Mai Thúc Loan là vị vua lãnh đạo cuộc khởi nghĩa đóng kinh đô ở Hoan Châu, Nghệ An làm kinh đô để kháng chiến chống giặc.
Năm 1788, Vua Quang Trung Nguyễn Huệ truyền chiếu chỉ cho la sơn phu tử Nguyễn Thiếp Xây dựng Thủ Đô của nhà Tây Son đặt tại Nghệ An.
Năm 1991, tỉnh Nghệ Tĩnh tách ra thành Nghệ An và Hà Tĩnh. Khi tách ra, tỉnh Nghệ An có 18 đơn vị hành chính gồm thành phố Vinh (tỉnh lị) và 17 huyện: Anh Sơn, Con Cuông, Diễn Châu, Đô Lương, Hưng Nguyên, Kỳ Sơn, Nam Đàn, Nghi Lộc, Nghĩa Đàn, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Quỳnh Lưu, Tân Kỳ, Thanh Chương, Tương Dương, Yên Thành.[4]
Ngày 13 tháng 8 năm 1993, thành phố Vinh được công nhận là đô thị loại II.[5]
Ngày 29 tháng 8 năm 1994, thành lập thị xã Cửa Lò trên cơ sở tách 1 phần diện tích và dân số của huyện Nghi Lộc.[6]
Ngày 15 tháng 11 năm 2007, thành lập thị xã Thái Hòa trên cơ sở tách 1 phần diện tích và dân số của huyện Nghĩa Đàn.[7]
Ngày 5 tháng 9 năm 2008, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1210/QĐ-TTg công nhận thành phố Vinh là đô thị loại I.[8]
Ngày 12 tháng 3 năm 2009, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 234/QĐ-BXD về việc công nhận thị xã Cửa Lò là đô thị loại III.
Ngày 3 tháng 4 năm 2013, thành lập thị xã Hoàng Mai trên cơ sở tách 1 phần diện tích và dân số của huyện Quỳnh Lưu. Từ đó, tỉnh Nghệ An có 1 thành phố, 3 thị xã và 17 huyện.[9]
Ngày 24 tháng 10 năm 2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của tỉnh Nghệ An giai đoạn 2023 - 2025. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 12 năm 2024[10]:
Tỉnh Nghệ An có 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện như hiện nay.
Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Vinh, nằm cách thủ đô Hà Nội 291 km về phía nam.[11] Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, phía Đông giáp vịnh Bắc Bộ, phía Tây giáp các tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng và Bolikhamsai của Lào.
Diện tích của tỉnh khoảng 16.486,49 km².[12]
Tỉnh có địa hình núi, trung du, đồng bằng và ven biển. Phía Tây là dãy núi Bắc Trường Sơn. Tỉnh có 10 huyện miền núi, trong số đó 5 huyện là miền núi "cao".[13]
Tỉnh Nghệ An có 20 đơn vị cấp huyện, bao gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 17 huyện với 412 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 362 xã, 33 phường và 17 thị trấn.[14]
Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, toàn tỉnh có 11 tôn giáo khác nhau đạt 287.232 người, nhiều nhất là Công giáo có 287.064 người, tiếp theo là Phật giáo có 1.079 người. Còn lại các tôn giáo khác như đạo Tin Lành có 58 người, Hồi giáo có 12 người, Minh Lý đạo có 5 người, Phật giáo Hòa Hảo, đạo Cao Đài, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam mỗi tôn giáo có 3 người, Minh Sư đạo, Baha'i giáo mỗi tôn giáo có 2 người và 1 người theo Tứ Ân Hiếu Nghĩa.[15]
Năm 2019, GRDP toàn tỉnh tăng trưởng 9,03% so với năm 2018, GRDP thực tế đạt 88.258 tỉ đồng, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Thu ngân sách ước đạt 15.500 tỷ đồng, đạt 114,8% dự toán và tăng 10,2% so với thực hiện năm 2018. Chi ngân sách năm 2019 ước đạt 24.945,44 tỷ đồng, đạt 102,5% dự toán.
Năm 2018, Nghệ An là đơn vị hành chính Việt Nam đông thứ 4 về số dân, xếp thứ 10 về Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), xếp thứ 54 về GRDP bình quân đầu người, đứng thứ 19 về tốc độ tăng trưởng GRDP. Với 3.157.100 người dân,[16] số liệu kinh tế - xã hội thống kê GRDP đạt 115.676 tỉ Đồng (tương ứng với 5,0240 tỉ USD), GRDP bình quân đầu người đạt 36,64 triệu đồng (tương ứng với 1.591 USD), tốc độ tăng trưởng GRDP đạt 8,77%.[17]
Hiện nay ngành công nghiệp của Nghệ An tập trung phát triển ở 3 khu vực là Vinh - Cửa Lò gắn với Khu kinh tế Đông Nam, Khu vực Hoàng Mai và khu vực Phủ Quỳ. Phấn đấu phát triển nhiều ngành công nghiệp có thế mạnh như các ngành chế biến thực phẩm - đồ uống, chế biến thủy hải sản, dệt may, vật liệu xây dựng, cơ khí, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, chế tác đá mỹ nghệ, đá trang trí, sản xuất bao bì, nhựa, giấy... Trong bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2014, tỉnh Nghệ An xếp ở vị trí thứ 28/63 tỉnh thành.[18] GDP 2014 đạt gần 8%.
Thu nhập bình quân đầu người 2019 dự kiến sẽ đạt khoảng 1.685 USD/người, tương đương khoảng 38,5 triệu đồng/người. Tuy nhiên, khoảng cách thu nhập không đồng đều, thành phố Vinh là trên 3.600 USD/người, các huyện Diễn Châu, Nghi Lộc, Quỳnh Lưu,... có mức dao động khoảng từ 1.800 - 2.500 USD/người, nhưng các huyện miền núi phía Tây lại rất thấp, có huyện dưới 1.000 USD/người.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An các khu công nghiệp sau:
Có bãi tắm Cửa Lò là khu nghỉ mát; Khu du lịch biển diễn Thành, huyện Diễn Châu - một bãi biển hoang sơ và lãng mạn; khu di tích Hồ Chí Minh, khu di tích đền Cuông. Năm 2008, Khu du lịch Bãi Lữ được đưa vào khai thác.
Nghệ An là xứ sở của những lễ hội cổ truyền diễn ra trên sông nước như lễ hội Cầu Ngư, Rước hến, Đua thuyền... Lễ hội làm sống lại những kỳ tích lịch sử được nâng lên thành huyền thoại, giàu chất sử thi, đậm đà tính nhân văn như lễ hội đền Cuông, lễ hội Đền Thái Sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí, lễ hội đền thờ Hồ Hưng Dật gọi tắt Lễ hội đền Vua Hồ , Lễ hội Cầu Ngư Diễn Châu , Lễ hội Phượng Hoàng Trung Đô vinh đền Thờ vua Nguyễn Huệ, lễ hội đền Khai Long, lễ hội làng Vạn Lộc, lễ hội làng Sen, lễ hội đền Quả Sơn, Lễ hội đền cờn, Lễ hội đền Hoàng Mười. Miền núi có các lễ hội như Hang Bua, lễ hội Xàng Khan, lễ Mừng nhà mới, lễ Uống rượu cần. Lễ hội Đền Tiên Đô (Tiên Đô Miếu) ở Đặng Sơn vào lễ khai hạ mồng 7 tháng giêng và Lễ kỵ nhật 16/6 của 3 thần bản cảnh- Thành Hoàng nơi thờ Phó Quốc vương Mạc Đăng Lượng thượng thượng thượng đẳng thần, Binh nhung Đại tướng Hoàng Trần Ích thượng đẳng thần, Hoàng Bá Kỳ Đoan túc tôn thần.
Nghệ An còn lưu giữ được nhiều di tích văn hoá lịch sử, nhiều danh lam thắng cảnh, lễ hội văn hoá truyền thống - đó là những yếu tố thuận lợi giúp cho du lịch Nghệ An phát triển.
Về du lịch biển, Nghệ An có 82 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp hấp dẫn khách du lịch quốc tế như bãi biển Cửa Lò, Cửa Hội; Nghi Thiết, Bãi Lữ (Nghi Lộc), Quỳnh Bảng, Quỳnh Nghĩa (Quỳnh Lưu),Quỳnh Phương(Hoàng Mai), Diễn Thành (Diễn Châu). Đồng thời Nghệ An rất có lợi thế phát triển du lịch văn hóa. Hiện nay Nghệ An có trên 1 ngàn di tích lịch sử văn hóa, trong đó có gần 200 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, đặc biệt là Khu di tích Kim Liên, quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh, hàng năm đón xấp xỉ 2 triệu lượt nhân dân và du khách đến tham quan nghiên cứu.
Khu di tích lịch sử Kim Liên, cách trung tâm thành phố Vinh 12 km về phía Tây Nam, là khu di tích tưởng niệm Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên, huyện Nam Đàn. Nơi đây gắn với thời niên thiếu của Hồ Chí Minh và còn lưu giữ những kỷ niệm thuở nhỏ của cậu bé Nguyễn Sinh Cung, những dấu tích và những kỷ vật của gia đình.
Làng Sen, quê nội của Hồ Chí Minh, tên chữ là Kim Liên (bông sen vàng). Làng có nhiều hồ thả sen suốt hai bên đường làng. Ngôi nhà của Hồ Chí Minh sống thuở nhỏ dựng bằng tre và gỗ, 5 gian, lợp tranh. Trong nhà có những đồ dùng giống như các gia đình nông dân: phản gỗ, chõng tre, cái võng gai, bàn thờ... Nhà được dựng năm 1901 do công sức và tiền của dân làng góp lại làm tặng ông Nguyễn Sinh Sắc, cha của Hồ Chí Minh khi ông Sắc đỗ Phó Bảng đem lại vinh dự cho cả làng.
Cách làng Sen 2 km là làng Chùa (tên chữ là Hoàng Trù) - quê ngoại của Hồ Chí Minh - và cũng là nơi ông cất tiếng khóc chào đời, được mẹ nuôi dạy những năm ấu thơ.
Khu du lịch thành phố Vinh nằm ở vị trí giao thông thuận tiện, có quốc lộ 1a và tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua, có sân bay Vinh nằm cách trung tâm thành phố không xa. Thành phố Vinh còn là đầu mối giao thông quan trọng giữa miền Bắc và miền Nam. Khách đi du lịch theo tuyến Quốc lộ 1 ngày càng tăng, lượng du khách đến với Nghệ An theo đó cũng tăng.
Thành phố Vinh từ lâu đã hấp dẫn du khách bởi một quần thể khu du lịch với những nét đặc trưng tiêu biểu của một đô thị xứ Nghệ. Đến với thành phố Vinh, du khách có thể tham gia vào nhiều loại hình du lịch như: du lịch nghiên cứu, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Cách thành phố Vinh 120 km về phía Tây Nam, Vườn Quốc gia Pù Mát thuộc huyện Con Cuông, nằm trên sườn Đông của dải Trường Sơn, dọc theo biên giới Việt Lào. Nơi đây có một số loài động vật, thực vật quý hiếm cần phải được bảo tồn nghiêm ngặt như: sao la, thỏ vằn, niệc cổ hung và một số loài thực vật như pơ mu, sa mu, sao hải nam... Nơi đây đã được UNESCO đưa vào danh sách các khu dự trữ sinh quyển thế giới với tên gọi Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Đến Diễn châu, du khách rẽ về phía tây theo đường 7 về Đặng Sơn thăm Di tích lịch sử quốc gia Nhà thờ họ Hoàng Trần do gia đình cụ Hoàng Quýnh - Nguyễn thị Đào xây dựng lại năm 1884 - gắn với cơ sở hoạt động thời kỳ 1930-1945 hoặc ra thăm Bãi Dâu Ba Ra.
Hiện nay, nhiều tổ chức bảo vệ môi trường thế giới cũng như trong nước, đang có các dự án để bảo tồn và phát triển vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống tạo thành khu du lịch sinh thái hấp dẫn.
Khu du lịch Cửa Lò là điểm du lịch biển hấp dẫn với bãi cát trắng mịn chạy dài gần 10 km, thông ra Hòn Ngư, Hòn Mắt, Đảo Lan Châu e ấp ven bờ như một nét chấm phá của bức tranh thủy mạc. Tất cả đã tạo ra cho Cửa Lò có một sức hấp dẫn mạnh mẽ với du khách thập phương.
Khu du lịch Bãi biển Diễn Thành nằm tránh trung tâm thành phố Vinh khoảng 40km. Đây là bãi biển nổi tiếng tại Diễn Châu (Nghệ An) với bãi cát trắng, sóng biển dịu êm, mang vẻ đẹp hoang sơ và vô cùng thơ mộng. Bên cạnh đó, hải sản tại đây cũng vô cùng tươi ngon và giá thành khá rẻ, thu hút hàng nghìn lượt du khách đến vui chơi tắm biển giải trí.
Mường Lống, nơi được mệnh danh là Sapa của xứ Nghệ hay Đà Lạt của xứ Nghệ là điểm dừng chân yêu thích của các phượt thủ. Đặt chân tới đây, du khách không những được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, giữa biển mây bồng bềnh, chiêm ngưỡng những ngọn núi cao nhất thế giới mà còn có cơ hội tìm hiểu những nét đẹp văn hóa của người dân bản địa vô cùng thú vị.
Nghệ An còn là nơi có nhiều món ăn ngon, đặc sản nổi tiếng: cháo lươn Vinh, cơm lam, nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn, cam xã Đoài... là những sản phẩm du lịch có sức cuốn hút khách du lịch quốc tế và trong nước.
Với nhiều lắm những danh lam thắng cảnh, hệ thống di tích, văn hoá phong phú về số lượng, độc đáo về nội dung, đa dạng về loại hình, Nghệ An đang là miền đất hứa, là địa chỉ du lịch hấp dẫn đối với du khách.
Ngày 27/11, trong kỳ họp lần thứ 9 Ủy ban Liên Chính phủ Công ước UNESCO về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể diễn ra tại Pháp, Tổ chức Giáo dục Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc đã chính thức công nhận dân ca ví, dặm Nghệ Tĩnh của Việt Nam là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Nghệ An có nhiều thành phố kết nghĩa trên khắp thế giới, nhiều thành phố trong số này là thủ đô của các quốc gia tương ứng:[19][20]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về
Lăng mộ bà Nguyễn Thị Duệ ở Hải Dương.
Giáo dục Việt Nam thời phong kiến coi trọng Nho học, phụ nữ không có quyền tham gia thi cử. Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Duệ là ngoại lệ. Bà không chỉ là nữ tiến sĩ đầu tiên ở nước ta, mà còn là nữ trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ (hay Nguyễn Thị Du) sinh năm 1574 trong một gia đình nhà nho nghèo ở Chí Linh, Hải Dương. Theo Hải Dương phong vật chí, tên chính xác của bà là Nguyễn Thị Ngọc Toàn.
Thuở nhỏ, bà nổi tiếng xinh đẹp, tài hoa. Tương truyền, bà biết viết văn, làm thơ khi mới 4 tuổi. Danh tiếng lan xa khiến nhiều người người ngưỡng mộ tài sắc, đến xin hỏi cưới nhưng bà không đồng ý.
Dù hiếu học nhưng sống dưới thời phong kiến trọng nam khinh nữ, bà phải giả nam để có thể theo nghiệp đèn sách.
Theo ghi chép của sử sách, cuộc đời bà trải qua nhiều thăng trầm. Khi chúa Trịnh Tùng đem quân đánh chiếm Thăng Long, nhà Mạc thất thế, chạy lên Cao Bằng. Nguyễn Duệ cùng cha theo lên đây.
Nhà Mạc mở khoa thi, bà giả nam tham dự và đỗ đầu. Khi vào cung dự yến tiệc, vua Mạc Kính Cung rất bất ngờ khi biết tân khoa trạng nguyên là nữ. Vua quý mến hiền tài, không trách tội nhưng theo phép tắc, bà không thể tiếp tục mang danh trạng nguyên. Tiếc nuối cho tài năng của người con gái trẻ, vua cho phép bà ở lại triều, theo Chuyện kể về các nhà khoa bảng.
Nguyễn Thị Duệ được vời vào cung, phụ trách việc dạy học cho các phi tần. Một thời gian sau, Mạc Kính Cung lập bà làm phi, ban hiệu Tinh Phi. Vì thế, dân gian còn gọi bà là bà chúa Sao.
Năm 1625, quân Trịnh tiến lên Cao Bằng đánh nhà Mạc. Khi bị bắt, nữ trạng nguyên vẫn rất trấn định. Bà dùng gươm kề cổ, uy hiếp quân lính phải giải bà đến trước chúa Trịnh. Nhờ tài đối đáp xuất sắc, Nguyễn Thị Duệ thoát tử tội.
Mến mộ tài năng, khí độ hiếm có của bà, chúa Trịnh giao trọng trách trông coi việc học của phủ chúa và rất trọng dụng. Sau này, bà được phong là Nghi ái quan.
Thời làm quan, Nguyễn Thị Duệ rất coi trọng việc học và bồi dưỡng nhân tài. Bà còn xin triều đình cấp nhiều mẫu ruộng cho canh tác lấy huê lợi, giúp đỡ học trò nghèo biết chăm chỉ.
Tương truyền, để thúc đẩy phong trào học tập địa phương, cách một khoảng thời gian, bà cùng các bậc túc nho đến giảng dạy tại các khu vực ấn định rồi soạn đề, tổ chức thi. Bài thi được gửi lên cho bà chấm, kết quả được gửi trở lại các địa phương.
Cách làm này đã góp phần đáng kể trong việc nâng cao giáo dục tại các vùng xa kinh kỳ.
Nguyễn Thị Duệ sống dưới tư tưởng trọng nam khinh nữ nhưng tài năng của bà khiến người khác không thể không nể phục. Vì thế, trong phần lớn các kỳ thi Đình, thi Hội thời đó, bài thi đều qua tay bà chấm.
Không chỉ tài năng, nữ trạng nguyên còn là người đức độ. Theo dân gian truyền lại, trước đây, khi còn nghèo khó, anh trai bà bị người trong làng hãm hại. Nhưng khi vinh hiển, bà không hề nghĩ đến thù riêng.
Khi cao tuổi, bà cáo quan về quê, mở am Đào Hoa, tiếp tục đọc sách và chỉ bảo các sĩ tử trong làng. Nhờ những đóng góp quan trọng cho giáo dục, thi cử, bà được triều đình hậu đãi. Tuy nhiên, nữ tiến sĩ vẫn sống cần kiệm, dành phần lớn bổng lộc để giúp đỡ người dân, đặc biệt các nho sĩ nghèo.
Trong Công dư tiệp ký, danh sĩ Vũ Phương Đề ghi: “Văn thơ của bà rất nhiều, nhưng nay không còn bài nào. Bà có làm bài Gia ký bằng Quốc âm thuật lại các việc riêng và tự ví mình như Bạc Thị” (phi tần của Hán Cao Tổ, mẹ vua Văn Đế, một phụ nữ nổi tiếng hiền đức trong lịch sử Trung Quốc).
So le Bạc Thị vốn duyên Hán hoàng.
Ắt là tay thiếp kém gì trạng nguyên.
Vũ Phương Đề cũng khen ngợi bà: “Lễ sư thông tuệ, nhất kính chiếu tam vương”.
Sau khi Nguyễn Thị Duệ mất, người dân làng Kiệt Đặc lập đền thờ bà chúa Sao. Bà còn được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng nhiều danh nhân, học sĩ danh tiếng khác.
Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Chọn lớpLớp 1Lớp 2Lớp 3Lớp 4Lớp 5Lớp 6Lớp 7Lớp 8Lớp 9Lớp 10Lớp 11Lớp 12 Lưu và trải nghiệm
Hiện nay, Việt Nam có hơn 5.400 làng nghề và làng nghề truyền thống với nhiều mô hình sản phẩm khác nhau, ví dụ như: mây tre đan, gốm sứ, thêu dệt, đúc đồng, trạm khắc gỗ, trang sức, đá quý. Doanh thu của các làng nghề này rơi vào khoảng 75 nghìn tỷ đồng.
Quy mô thị trường thủ công mỹ nghệ Việt Nam được dự đoán sẽ có tốc độ tăng trường vào khoảng 8.70% trong giai đoạn 2024 – 2032. Đây là con số thấp hơn mức tăng trưởng ngành toàn cầu, cho thấy ngành thủ công mỹ nghệ Việt Nam còn sơ khai và nhiều dư địa phát triển.
Trong nhiều năm gần đây, hàng thủ công mỹ nghệ luôn nằm trong nhóm 10 mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch lớn nhất của Việt Nam với rất nhiều sản phẩm đa dạng, có giá trị gia tăng cao, biên độ lợi nhuận lớn hơn so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác. Theo thống kê, cứ 1 triệu USD xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ mang lại lợi nhuận gấp 5-10 lần so với nhiều mặt hàng xuất khẩu khác, giá trị thực thu từ việc xuất khẩu mặt hàng này lại rất cao, hàng TCMN sản xuất chủ yếu bằng nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước, nguyên phụ liệu nhập ước tính chỉ khấu hao từ 3-3,5% giá trị xuất khẩu. Sản xuất hàng thủ công ở Việt Nam chủ yếu dựa vào tiềm năng của hàng ngàn làng nghề trong cả nước. Những làng nghề này đã tạo việc làm cho trên năm triệu lao động nông thôn. Mặc dù có kim ngạch xuất khẩu không cao so với một số ngành hàng khác nhưng hàng thủ công mỹ nghệ lại mang về cho đất nước nguồn ngoại tệ với tỉ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu.
Phát triển ngành hàng TCMN là hướng đi đúng đắn trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng ngành ở mức ổn định. Theo đánh giá của đại diện Cục Xuất nhập khẩu, việc thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA) như: EVFTA, CPTPP, RCEP… đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Đến nay, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam đã có mặt tại 163 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm gần 10% nhu cầu của thị trường toàn cầu. Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam giai đoạn 2015-2019 tăng trung bình 9,5%/năm, từ 1,62 tỉ USD (2015) lên đến 2,23 tỉ USD (2019), Phấn đấu đạt 4 tỉ USD vào năm 2025.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thị trường TCMN Việt Nam, ngành hàng TCMN Việt Nam:
Di sản văn hóa phong phú: Lượng di sản văn hóa đồ sộ của Việt Nam có đóng góp đáng kể đến với sự phát triển của ngành thủ công mỹ nghệ. Sự đa dạng trong văn hóa của đất nước ta đã góp phần tạo nên sự đa dạng trong các ngành nghề truyền thống
Nhân lực lành nghề: Với lịch sử phát triển lâu đời, ngành thủ công mỹ nghệ của Việt Nam có lượng nhân lực dồi dào và lành nghề, góp phần không nhỏ vào việc phát triển và lưu giữ các truyền thống văn hóa.
Du lịch thúc đẩy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Sau giai đoạn khủng hoảng, nhu cầu du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế đã có những dấu hiệu phục hồi và phát triển. Sự trở lại của ngành du lịch cũng là một trong những động lực cơ bản thúc đẩy ngành thủ công mỹ nghệ, khi các mặt hàng này thường được sử dụng như quà lưu niệm đồng thời cũng là một hoạt động tích cực để quảng bá, giới thiệu sản phẩm..
Nhu cầu gia tăng và cơ hội xuất khẩu: Dưới tác động của giai đoạn Covid-19 và khủng hoảng, nhu cầu cho các hoạt động trong nhà ngày một tăng lên. Điều này dẫn đến những nhu cầu trang trí nhà ở và các vật dụng trong gia đình, tạo ra cơ hội cho các ngành nghề thủ công liên quan. Bên cạnh đó, xu hướng sử dụng các vật liệu tự nhiên cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu sử dụng.
Khó khăn của ngành thủ công mỹ nghệ:
Khó khăn trong hoạt động sản xuất: Các ngành nghề thủ công mỹ nghệ hầu hết được xuất phát từ quy mô hộ gia đình, dần tiến lên thành mô hình làng xã, các thương hiệu thủ công mỹ nghệ thường có xu hướng hình thành theo khu vực, tự phát, ví dụ như làng gốm Bát Tràng, làng lụa Hà Đông, làng bún Phú Đô, giò chả Ước Lễ…, chưa được xây dựng theo quy trình bài bản, gây khó khăn cho việc bảo vệ, phát triển thương hiệu
Khó khăn trong tiếp cận thị trường: Giá trị các thương hiệu chưa đảm bảo cho việc tiếp cận các thị trường khó tính ở nước ngoài, từ đó giá thành sản phẩm không thể nâng cao. Năng lực các doanh nghiệp hạn chế trong các hoạt động Marketing. Các kênh online cũng chưa được tận dụng triệt để. Đầu ra sản phẩm thủ công phụ thuộc vào nhiều khâu trung gian...
Thị trường thay đổi nhanh chóng: Nhu cầu sản phẩm sẽ thay đổi theo thị hiếu của người tiêu dùng. Việc xu hướng thay đổi nhanh chóng cũng làm một khó khăn không nhỏ cho ngành thủ công mỹ nghệ, do đặc điểm nhỏ lẻ và chưa được tiếp cận tốt với các thông tin mới.
Tuy nhiên, hiện nay đang có những tín hiệu tốt cho ngành hàng thủ công mỹ nghệ tại Việt Nam, đó là:
Sự phục hồi của ngành du lịch sau các tác động tiêu cực từ đại dịch Covid-19. Cùng với các chính sách phát triển mô hình du lịch làng nghề, ngành thủ công mỹ nghệ cũng sẽ được phục hồi tích cực cùng với sự gia tăng của khách du lịch nước ngoài. Mô hình du lịch văn hóa này giúp thúc đẩy hình ảnh về Việt Nam và các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt tới nước ngoài mạng mẽ.
Thương mại điện tử hỗ trợ xuất khẩu mạnh mẽ: Thị trường thương mại điện tử Việt Nam thuộc top 3 trong khu vực Đông Nam Á.
Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ thể hiện sự độc đáo của văn hóa Việt. Và với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tương lai, đây sẽ là động lực mạnh mẽ để thúc đẩy hình ảnh của Việt Nam trên thị trường quốc tế, trên cả mặt văn hóa và kinh tế. Dưới các tác động của thị trường du lịch và thương mại điện tử, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam sẽ vươn xa hơn trên thị trường quốc tế.
Để phát triển bền vững ngành hàng thủ công mỹ nghệ trong giai đoạn hiện nay, chúng ta cần nhiều nhóm giải pháp về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường và thể chế:
Tổ chức thực hiện, hoàn thành các mục tiêu cụ thể theo Quyết định 801/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam đến 2030.
Cần hoàn thiện công tác quy hoạch tổng thể phát triển ngành, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ trong thiết kế mẫu mã và sản xuất, tăng cường xúc tiến thương mại, xây dựng mạng lưới tiêu thụ, xuất khẩu và nâng cao vai trò, hiệu quả hoạt động của các hiệp hội;
Phát triển bền vững ngành hàng thủ công mỹ nghệ góp phần tạo công ăn việc làm, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao đời sống nông dân, xây dựng nông thôn mới, tạo liên kết nâng cao chuỗi giá trị sản phẩm;
Hoàn thiện hệ thống pháp luật bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia đáp ứng hợp chuẩn quốc tế, tuyên truyền, giáo dục, kết hợp kiểm tra, thanh tra, giám sát, hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường sinh thái; Về thể chế, cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, chính sách phát triển và hỗ trợ ngành hàng phát triển một cách bền vững.
Xây dựng Luật về làng nghề nhằm bảo tồn và phát triển vững chắc các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ trọng yếu trên cơ sở bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, mang đậm bản sắc dân tộc, đưa văn hóa Việt Nam hòa nhập với thế giới và tăng cường khả năng xuất khẩu hàng TCMN. Sự khác biệt của hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam chính là dựa trên các yếu tố sản xuất bền vững trên toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm hàng thủ công, về chất lượng cũng như yếu tố giá thành.
Các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng TCMN cũng cần lưu ý một số giải pháp quan trọng để đẩy mạnh phát triển sản phẩm trên thị trường quốc tế:
Cần tập trung nâng cao năng lực cạnh tranh của các nhóm mặt hàng có lợi thế, gia tăng giá trị sản phẩm cho nhóm hàng này. Đặc biệt quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng thường thay đổi theo thời gian. Đây là giải pháp vô cùng quan trọng để tăng kim ngạch và xuất khẩu bền vững.
Đa dạng hóa sản phẩm, tăng cường hợp chuẩn quốc tế. Điều này nhằm đáp ứng được nhiều phân khúc thị trường khác nhau. Trong đó cần tập trung vào các phân khúc thị trường trung và cao cấp. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu ngành này cũng cần chú trọng đầu tư xây dựng thương hiệu ngành, thương hiệu doanh nghiệp gắn với xúc tiến thương mại.
Cần đặc biệt chú trọng vào thương hiệu, chiến lược cạnh tranh bằng thương hiệu đang diễn ra rất mạnh mẽ và sâu rộng, không chỉ dừng lại ở cấp độ doanh nghiệp mà đã phát triển lên mức độ địa phương, ngành hàng và cấp quốc gia. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng thương hiệu, các hoạt động bảo vệ thương hiệu, gìn giữ tài sản sở hữu trí tuệ cũng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, các mặt hàng TCMN Việt nam sẽ phải đối diện với những cạnh tranh ngày càng cao, cùng với sự lựa chọn khắt khe của người tiêu dùng, vì vậy chúng ta cần tạo sự khác biệt và đẳng cấp của sản phẩm, thể hiện đặc trưng văn hóa của quốc gia khi sản xuất ra sản phẩm.
SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT NGHỆ AN DIỄN ĐÀN THỊ TRƯỜNG NÔNG NGHIỆP