Hộ khẩu thường trú là cơ sở phục vụ cho cơ quan đăng ký cấp chứng minh nhân nhân hay thẻ căn cước cho công dân. Bởi vậy, khi kê khai các giấy tờ có liên quan đến địa chỉ thường trú, địa chỉ trên hộ khẩu thường trú luôn được ưu tiên lựa chọn.
Thời hạn hoàn thành thủ tục đăng ký thường trú
Khi thực hiện thủ tục đăng ký thường trú, người yêu cầu thường sẽ quan tâm đến thời gian thực hiện thủ tục hành chính.
Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Cư trú, thời gian thực hiện thủ tục đăng ký thường trú cho người dân là trong 7 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.
Được gọi là hồ sơ hợp lệ nếu thỏa mãn điều kiện:
Vậy nên, thời hạn thực hiện thủ tục đăng ký thường trú là không quá 7 ngày làm việc.
Căn cứ vào phiếu tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, người dân có thể xác định được thời hạn giải quyết.
Phân biệt hộ khẩu thường trú và nơi ở hiện tại
Quy trình đăng ký hộ khẩu thường trú
Để đăng ký hộ khẩu thường trú, công dân cần tuân thủ theo quy trình gồm các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đăng ký theo các mục như trên
Người đăng ký hộ khẩu thường trú sẽ mang nộp hồ sơ trực tiếp đến cơ quan Công an xã, thị trấn, phường nơi mình sinh sống. Đối với trường hợp địa phương đó không có đơn vị hành chính cấp xã, công dân sẽ nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký hộ khẩu thường trú của công dân, cơ quan đăng ký chịu trách nhiệm kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Nếu hồ sơ có thiếu sót giấy tờ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ thông báo lại cho công dân muốn đăng ký thường trú bổ sung những danh mục còn thiếu. Sau đó, cơ quan sẽ cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho công dân.
Công dân đăng ký thường trú có nghĩa vụ đóng lệ phí đăng ký thường trú theo như quy định của pháp luật.
Công dân sẽ nhận được kết quả chậm nhất sau khoảng 07 ngày làm việc, tính từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ, đầy đủ. Sau khi nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký cư trú chịu trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về địa chỉ thường trú mới của công dân vào cơ sở dữ liệu cư trú, sau đó thông báo cho người đăng ký.
Hình ảnh mẫu sổ hộ khẩu sau khi hoàn thiện và trao đến cho công dân như sau:
Đăng ký hộ khẩu thường trú cần lưu ý những điều gì?
Những điều cần lưu ý khi đăng ký sổ hộ khẩu là gì? Theo Điều 24 Luật cư trú năm 2020, 03 trường hợp công dân sẽ bị xóa đăng ký thường trú bao gồm:
Kể từ ngày 01/7/2020, nhà nước Việt Nam đã bổ sung thêm nhiều trường hợp công dân bị hạn chế quyền đăng ký hộ khẩu thường trú như sau: công dân bị cách ly do có nguy cơ truyền nhiễm bệnh dịch cho cộng đồng, địa điểm khu vực cách ly, phục vụ công tác phòng - chống dịch bệnh theo quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền. Ngoài ra, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và áp dụng các biện pháp tạm giữ, tạm giam cũng sẽ bị hạn chế.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Luật Cư trú năm 2020, từ năm 2021 trở đi, sổ hộ khẩu dạng giấy sẽ không được cấp nữa, thay vào đó, công dân sẽ chính thức sử dụng sổ hộ khẩu điện tử. Khi cá nhân, hộ gia đình bị mất, hỏng, rách sổ hộ khẩu hay nội dung trên sổ có sai sót, công dân vẫn có thể tiến hành làm thủ tục xin đổi, cấp lại sổ như bình thường.
Hồ sơ xin cấp lại sổ hộ khẩu mới bao gồm:
Ngoài ra, hiện nay, khi hoàn thiện hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về công dân, mỗi cá nhân sẽ được cấp một mã số định danh. Mã số này sẽ xuất hiện trên thẻ căn cước, khi mua bán, làm các giao dịch, đăng ký ôtô, xe máy, khai sinh,... Từ nay, công dân sẽ không cần phải mang cả đống giấy tờ đi nữa, chỉ cần có tấm thẻ này để cán bộ kiểm tra, đối chiếu. Chỉ mất 18 giây, cán bộ sẽ kiểm tra ra kết quả dữ liệu về người đó.
Phương thức này đã thay đổi hoàn toàn cách quản lý trở nên hiện đại hơn, chuyển từ quản lý thủ công sang điện tử. Tuy nhiên thực tế không tồn tại việc bỏ sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân. Phương án của Chính phủ là áp dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin định danh của công dân thay vì quản lý sổ hộ khẩu bằng giấy tồn tại nhiều bất cập. Sổ tạm trú, sổ hộ khẩu, chứng minh thư vẫn còn nguyên giá trị sử dụng.
Như vậy, sổ hộ khẩu mới được tích hợp trên căn cước công dân của cá nhân. Khi công dân cần làm thủ tục, chỉ cần cầm thẻ căn cước đến cho các cán bộ có thẩm quyền kiểm tra, quẹt thẻ là hiện ra giấy tờ đầy đủ.
Lợi ích của việc có hộ khẩu thường trú
Hộ khẩu thường trú là gì, hộ khẩu thường trú mang lại lợi ích gì là những câu hỏi thường gặp khi có vướng mắc về vấn đề cư trú của người dân.
Một số lợi ích có thể nhìn thấy được rõ ràng khi có hộ khẩu thường trú/khi được đăng ký thường trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú của công dân như sau:
Thứ nhất, được ưu tiên đăng ký học tại các trường công lập
Đây là lợi ích rõ nhất mang lại cho gia đình đang có con ở độ tuổi đi học, đặc biệt là các gia đình đang sinh sống ở các thành phố lớn;
Mọi vấn đề về học phí, chi phí khác ở các trường công đều giảm hơn so với trường tư thục, từ đó, giảm gánh nặng về kinh tế;
So với những gia đình có đăng ký tạm trú, hoặc không có đăng ký cư trú tại nơi dự định cho con đi học thì đã đăng ký thường trú là điểm cộng, là sự ưu tiên rõ ràng khi tuyển chọn học sinh của các trường công;
Thứ hai, là căn cứ để thực hiện các thủ tục làm sổ đỏ, làm hộ chiếu, giấy tờ tùy thân khác (căn cước công dân/chứng minh nhân dân) hoặc thực hiện khai sinh, khai tử, đăng ký xe, đăng ký sở hữu các tài sản khác
Thông tin về nơi đăng ký thường trú được ghi nhận trong các giấy tờ tùy thân, giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, giấy tờ về hộ tịch khác;
Do vậy, nếu có đăng ký thường trú sẽ tạo điều kiện thuận lợi để người dân thực hiện các thủ tục hành chính này;
Thứ ba, là căn cứ để thực hiện các thủ tục chuyển quyền sử dụng đất, chia di sản thừa kế, nhận di sản thừa kế
Đây là thông tin buộc phải có trong hồ sơ chuyển quyền sử dụng đất, chia/nhận di sản thừa kế;
Cũng là thông tin để xác định thẩm quyền của cơ quan giải quyết các thủ tục trên;
Thứ tư, là căn cứ để xác định thẩm quyền giải quyết tranh chấp
Một trong những căn cứ để xác định thẩm quyền của Tòa án, cơ quan tiến hành tố tụng trong việc giải quyết tranh chấp về dân sự, giải quyết vụ án hình sự là nơi thường trú của đương sự;
Nơi thường trú của đương sự cũng là địa chỉ để cơ quan tiến hành tố tụng tống đạt các văn bản, giấy tờ của quá trình tố tụng;
Thứ năm, là căn cứ để được nhận những chính sách về hỗ trợ nhà ở (ví dụ mua nhà ở xã hội...), trợ cấp xã hội, vay tiền từ ngân hàng chính sách, tổ chức tín dụng nhân dân
Thứ sáu, là căn cứ giải quyết các chế độ đền bù, bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
Thứ bảy, nhận được sự ưu tiên khi thi tuyển công chức, viên chức
So với những trường hợp chỉ có tạm trú hoặc không đăng ký thường trú thì trong một số trường hợp, công dân có thể được ưu tiên hơn khi tham gia các kỳ thi tuyển công chức, viên chức tại địa phương nơi có đăng ký thường trú;
Trên đây là cơ bản những lợi ích mà người dân có thể nhận được khi có đăng ký thường trú/hộ khẩu thường trú.
Vậy nên, hộ khẩu thường trú là gì, có hộ khẩu thường trú có lợi ích gì là hai trong số nhiều vấn đề liên quan đến hộ khẩu thường trú mà bạn nên quan tâm.
Lợi ích của việc đăng ký thường trú