Đại Học Fpt Lịch Sử

Đại Học Fpt Lịch Sử

Ngày 13/1, Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) tròn 14 tuổi (13/1/1999 - 13/1/2013). Hãy cùng Chúng ta ôn lại chặng đường 14 năm của công ty qua những hình ảnh lịch sử.> FPT Software mừng 14 năm ra đời

CloudGO đã triển khai phần mềm CRM hiệu quả cho Trường Đại Học FPT

Lĩnh vực hoạt động: Giáo dục, đào tạo

Ngày 13/11/2018 vừa qua, CloudGO đã chính thức ký kết hợp đồng triển khai giải pháp Quản trị Quan hệ Khách hàng CRM - EDU cho TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT, gọi tắt là FPT EDU. TRƯỜNG ĐẠI HỌC FPT TIN TƯỞNG CHỌN CloudGO LÀM ĐƠN VỊ TRIỂN KHAI PHẦN MỀM CRM

– Triển khai phần mềm CRM theo yêu cầu của FPT EDU

Bạn muốn trở thành khách hàng tiếp theo của CloudGO?

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí

B. THÔNG TIN TUYỂN SINH NĂM 2021

Đối tượng tuyển sinh của Trường Đại học FPT là các thí sinh đã tốt nghiệp Trung học Phổ thông hoặc tương đương tính đến thời điểm nhập học, có nguyện vọng theo học tại Trường Đại học FPT.

2. Phạm vi tuyển sinh: Trong và ngoài nước Việt Nam.

3. Phương thức tuyển sinh: xét tuyển

Các thí sinh thuộc đối tượng tuyển sinh có nguyện vọng theo học tại Trường ĐH FPT cần đáp ứng một trong các điều kiện sau:

a) Thuộc diện được xét tuyển thẳng thực hiện theo Quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo;

b) Đạt xếp hạng Top50 theo học bạ THPT năm 2021 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn). Trường hợp thí sinh chỉ có điểm học bạ lớp 12 ở Việt Nam (lớp 11 học ở nước ngoài), thì điểm lớp 12 sẽ được dùng để xếp hạng (khi nhập SchoolRank điểm lớp 11 nhập giống điểm lớp 12);

c) Đạt xếp hạng Top50 theo điểm thi THPT năm 2021 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2021) và điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15*/30 điểm);

d) Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh); có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Nhật); có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc);

e) Tốt nghiệp một trong các chương trình sau: Chương trình APTECH HDSE (đối với ngành Công nghệ thông tin); Chương trình ARENA ADIM (đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số); Chương trình BTEC HND; FUNiX Software Engineering;

f) Tốt nghiệp THPT ở nước ngoài;

h) Sinh viên chuyển trường từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo.

Ghi chú: (*) Làm tròn đến hai chữ số thập phân (ví dụ: nếu thí sinh đạt 14.991 đến 14.994 điểm thì làm tròn thành 14.99 điểm; trường hợp từ 14.995 đến 14.999 mới được làm tròn thành 15 điểm).

4. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT:

Đạt xếp hạng theo học bạ THPT năm 2021 thuộc Top50 THPT 2021 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn).

+ Điểm theo khối xét tuyển đạt từ trung bình trở lên (15*/30 điểm).

+ Điều kiện xét tuyển: Đạt xếp hạng Top50 theo điểm thi THPT năm 2021 (chứng nhận thực hiện trên trang http://SchoolRank.fpt.edu.vn theo số liệu Đại học FPT tổng hợp và công bố sau kỳ thi THPT 2021)

i) Có chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 80 hoặc IELTS (Học thuật) từ 6.0 hoặc quy đổi tương đương (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Anh); có chứng chỉ tiếng Nhật JLPT từ N3 trở lên (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Nhật); có chứng chỉ tiếng Hàn TOPIK cấp độ 4 trong kỳ thi TOPIK II (áp dụng đối với ngành Ngôn Ngữ Hàn Quốc);

j) Tốt nghiệp một trong các chương trình sau: Chương trình APTECH HDSE (đối với ngành Công nghệ thông tin); Chương trình ARENA ADIM (đối với chuyên ngành Thiết kế Mỹ thuật số); Chương trình BTEC HND; FUNiX Software Engineering;

k) Tốt nghiệp THPT ở nước ngoài;

m) Sinh viên chuyển trường từ các trường đại học thuộc Top 1000 trong 3 bảng xếp hạng gần nhất: QS, ARWU và THE hoặc các trường đạt chứng nhận QS Star 5 sao về chất lượng đào tạo.

Xét tuyển thẳng thí sinh thuộc diện được xét tuyển thẳng trong Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ đại học chính quy của Bộ GD&ĐT năm 2021.

(*) Làm tròn đến hai chữ số thập phân (ví dụ: Nếu như thí sinh đạt 14.991 đến 14.994 điểm thì làm tròn thành 14.99 điểm; trường hợp từ 14.995 đến 14.999 mới được làm tròn thành 15 điểm).

5. Thời gian nhận hồ sơ: Phương thức xét tuyển theo điểm thi THPT và xét tuyển thẳng: căn cứ theo lịch trình xét tuyển năm 2021 của Bộ Giáo dục & Đào tạo. Các phương thức khác: nhà trường sẽ dừng nhận hồ sơ xét tuyển khi đủ chỉ tiêu.

III. Học phí và lộ trình tăng học phí

Mức học phí Đại học FPT áp dụng cho sinh viên hệ đại học chính quy nhập học năm 2021 như sau:

Học phí Đại học FPT được tính theo từng học kỳ. Một năm học sẽ có 3 học kỳ: Fall – Spring – Summer bắt đầu vào tháng 9 – tháng 1 – tháng 5. Mỗi học kỳ kéo dài trong 04 tháng.

Học phí Đại học FPT có thể được điều chỉnh (tăng hoặc giảm) hằng năm nhưng không quá 10%.

Số lần nộp học phí được công bố tại thời điểm tuyển sinh không thay đổi trong suốt quá trình học.

Sinh viên được xếp lớp phù hợp với năng lực tiếng Anh đầu vào của mình. Sinh viên chỉ nộp học phí cho số mức tiếng Anh tương ứng.

Mức học phí này không thay đổi trong học kỳ nước ngoài (không bao gồm các khoản sinh hoạt phí, ăn ở, đi lại tại đất nước đó).

Học phí Đại học FPT đã bao gồm chi phí giáo trình, lệ phí thi cuối kỳ và phí cấp bằng tốt nghiệp.

BẢNG HỌC PHÍ THAM KHẢO (Đối với nhóm ngành Kinh tế – Ngôn ngữ)

Học phí Đại học FPT áp dụng sinh viên nhập học từ năm 2021 như sau:

(có thể chuyển đổi học ở nước ngoài, chi phí phát sinh phụ thuộc vào trường và nước cụ thể)

Bài viết này được thực hiện bởi Hướng nghiệp CDM. Mọi thông tin trong bài viết được tham khảo và tổng hợp lại từ các nguồn tài liệu tại website của các trường được đề cập trong bài viết và các nguồn tài liệu tham khảo khác của Bộ GD&ĐT cùng các kênh báo chí chính thống. Tất cả nội dung trong bài viết này chỉ mang tính chất cung cấp thông tin tham khảo.

Trường Đại học FPT hiện có 5 phân hiệu gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Quy Nhơn, TP. HCM và Cần Thơ.

Trường Đại học FPT Hà Nội nằm ở Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội, trên tổng diện tích 30 ha. Tòa nhà hiệu bộ của trường với 7 tầng có tổng diện tích sử dụng 11.065 m là công trình thiết kế giành giải Nhất kiến trúc xanh Việt Nam của KTS Võ Trọng Nghĩa và được vinh danh tại Festival Kiến trúc thế giới. Trường có khu ký túc xá dành cho sinh viên đang học tập và các cán bộ đang làm việc tại Hòa Lạc. Hiện có 6 khối nhà ký túc xá (tương ứng 6 DOM): A, B, C,D, E, F với các phòng ở là một không gian được thiết kế tiêu chuẩn, nhằm phục vụ cho nhu cầu sinh sống và học tập, làm việc của sinh viên và cán bộ. Các phòng học có thiết kế hiện đại và được trang bị hệ thống máy chiếu. Ngoài các phòng học dạng truyền thống, tại các khu học đường còn có phòng máy, các phòng học chức năng dành cho bộ môn thiết kế đồ họa và nhạc cụ dân tộc; kết hợp hệ thống thư viện và khu tự học nhằm phục vụ tốt nhất cho việc học của sinh viên.

Tại TP. HCM, Trường Đại học FPT hiện có các địa điểm đào tạo tại Khu Công nghệ cao TP.HCM, Quận 3, Quận Tân Bình, Quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức. Trụ sở chính của Phân hiệu tại TP. HCM đang được đầu tư xây dựng tại Khu đô thị Tây Bắc TP. HCM (Củ Chi).

Khu Công nghệ cao TP.HCM là nơi tập trung các công ty công nghệ cao như Intel (USA), Nidec (Japan), … và các trung tâm nghiên cứu khoa học, kỹ thuật hiện đại. Trung tâm (campus) đào tạo và nghiên cứu của trường ĐH FPT tại đây rộng hơn 22 ngàn m2, nổi bật với kiến trúc độc đáo, được thiết kế bởi kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, được đánh giá là campus xanh độc đáo bậc nhất TP.HCM.

Trường Đại học FPT Đà Nẵng được xây dựng trên lô đất 5.1 ha tại khu đô thị FPT Đà Nẵng với thiết kế thành một không gian xanh, bền vững cho tòa nhà. Từ đỉnh núi Ngũ Hành Sơn nhìn xuống, trường như bức tranh hài hoà giữa những đường nét trẻ trung, hiện đại tạo nên một không gia năng động, tràn đầy sức sống.

Trường Đại học FPT AI Quy Nhơn, toạ lạc tại Khu đô thị mới An Phú Thịnh, Phường Nhơn Bình & Phường Đống Đa, TP. Quy Nhơn, Bình Định. Đây là công trình nằm trong dự án Nghiên cứu – Thương mại hoá – Đào tạo về Trí tuệ nhân tạo quy mô lớn của tập đoàn FPT. Đại học FPT Quy Nhơn có thiết kế lấy cảm hứng từ các bo mạch điện tử – một hình ảnh đậm chất công nghệ, đồng thời các khối công trình cũng được sắp xếp dựa trên sự tối ưu công năng và không gian sử dụng. Tổ hợp công trình toạ lạc gần trung tâm thành phố Quy Nhơn bên bờ biển xanh mát, đem lại cảm hứng học tập.

Trường Đại học FPT Cần Thơ nằm ở Số 600 Đường Nguyễn Văn Cừ (nối dài), P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, nằm trong Khu Tổ hợp phân hiệu Đại học FPT Cần Thơ và Công viên phần mềm FPT Cần Thơ. Đây là tổ hợp giáo dục – công nghệ cao đầu tiên tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, dự án xây dựng trên tổng diện tích hơn 17 ha.

Sự có mặt của Trường Đại học FPT ở trong khu công nghệ cao/công viên phần mềm của các thành phố lớn này thể hiện chiến lược đồng hành phát triển công nghiệp phần mềm của Tập đoàn FPT, cũng đồng thời mở ra triển vọng nghề nghiệp thanh niên tại các đô thị lớn nhất Việt Nam. Việc này giúp sinh viên có nhiều cơ hội thực tập khi đang theo học và dễ xin việc khi ra trường.

Trường Đại học FPT là một cơ sở kinh doanh dịch vụ giáo dục tại Việt Nam được thành lập ngày 8/9/2006 theo Quyết định số 208/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ,[1] do Tập đoàn FPT đầu tư 100% vốn, trở thành trường đại học đầu tiên do một doanh nghiệp thành lập tại Việt Nam.

TS. Lê Trường Tùng - Hiệu trưởng đầu tiên trường đại học FPT nhận xét: "10 năm tới thách thức cho cho các trường đại học sẽ không nằm ở trong nước mà còn vươn ra bản đồ giáo dục của khu vực và toàn cầu. Các trường đại học của Việt Nam cũng sẽ đi cùng dòng chảy và gặp cùng những thách thức này, chỉ là nhanh hay chậm thôi".[2]

Tuân theo xu hướng đó, năm 2018 đánh dấu năm đầu tiên trường triển khai chương trình đào tạo quốc tế tại Lào, tuyển 150 sinh viên cho 2 chương trình đào tạo quốc tế ngành Kỹ thuật phần mềm và Quản trị Kinh doanh (chuyên sâu Thương mại điện tử). Trước đó, vào ngày 8/5/2018, Đại học FPT cũng đã phối hợp với Sengsavanh College tổ chức lễ công bố 2 chương trình đào tạo quốc tế bậc Cử nhân ngành Kỹ thuật phần mềm và Quản trị Kinh doanh (chuyên sâu Thương mại điện tử) tại Lào.

Trường cũng cho biết, việc triển khai 2 chương trình đào tạo quốc tế tại Lào nằm trong chiến lược quốc tế hoá giáo dục của Tổ chức Giáo dục FPT. Hiện nay, Tổ chức giáo dục FPT có hợp tác quốc tế với 58 đối tác trên 29 quốc gia.[3]

• Khu đô thị An Phú Thịnh, phường Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn, Bình Định.

11/2012: Trường Đại học FPT đã trở thành trường ĐH Việt Nam đầu tiên chính thức được công nhận xếp hạng quốc tế Ba Sao (***) theo chuẩn QS Stars – một trong các chuẩn xếp hạng hàng đầu dành cho các trường đại học trên toàn thế giới. Trong đó, tiêu chí về Chất lượng đào tạo cùng Đóng góp xã hội của Trường Đại học FPT được tổ chức QS đánh giá với số điểm tuyệt đối: 5 sao. Tiêu chí Cơ sở vật chất, Tình trạng việc làm sau tốt nghiệp, Học bổng và các loại hình hỗ trợ sinh viên nhận được 4 sao [4].

Viện quản trị và Công nghệ FSB, đơn vị Đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học FPT đã được tổ chức Eduniversal xếp hạng TOP#2 trường đào tạo Quản trị kinh doanh hàng đầu Việt Nam liên tiếp nhiều năm liền từ năm 2012 đến nay.

Ngày 25/03/2018 trường Đại học FPT thuộc FPT Edu đã chính thức được công nhận là thành viên liên kết (Associate Member) của "Mạng lưới các trường Đại học Đông Nam Á" (AUN–QA).[5]

Việc Đại học FPT trở thành thành viên liên kết AUN–QA, có ý nghĩa quan trọng với Tổ chức Giáo dục FPT. Tham gia mạng lưới này là cơ hội để FPT Edu tăng cường giao lưu, hợp tác, học hỏi và trao đổi về phát triển các chương trình đào tạo. Đặc biệt, khi trở thành thành viên liên kết việc công nhận tín chỉ các chương trình đào tạo của trường sẽ có nhiều thuận lợi hơn tại các trường ĐH khác trong cùng mạng lưới.

Tiêu chuẩn kiểm định chất lượng AUN–QA  đang là cái đích mà nhiều trường ĐH tại Việt Nam và trong khu vực Đông Nam Á hướng tới.[6] Và đây cũng là chiến lược phát triển của FPT Edu trong việc xác định được vị thế các chương trình đào tạo của mình trong khu vực. Đồng thời, là cơ sở để xây dựng lộ trình phát triển cho chương trình đào tạo theo hướng vươn tới các chuẩn mực quốc tế nhằm thể hiện rõ tính quốc tế hóa của Tổ chức.